Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp vảy nến là bệnh mạn tính, có thể xuất hiện ở tất cả các khớp trên cơ thể gây đau nhức, sưng và căng cứng với những mảng da sần đỏ đặc trưng. Bệnh không được chữa trị sớm sẽ gây tổn thương và biến dạng khớp vĩnh viễn.
Viêm khớp vảy nến có thể gây tàn tật vĩnh viễn nếu điều trị chậm trễ và không đúng cách
Viêm khớp vảy nến là gì?
Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis) là một bệnh khớp đặc biệt bởi tổn thương khớp hình thành trên nền tảng của bệnh vảy nến (một số trường hợp bị viêm khớp trước khi bị vảy nến). Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả cột sống và các khớp nhỏ như đốt ngón tay, ngón chân.
Tại vị trí bị viêm khớp vảy nến sẽ xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng là da ửng đỏ thành mảng, tróc vảy trắng và sưng. Mức độ phát triển của bệnh lý từ nhẹ đến nặng, nếu không được điều trị sớm, khớp sẽ bị hủy hoại dẫn đến tàn phế vĩnh viễn.
Theo Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia (NPF - Tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất thế giới dành cho những người bị bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến) có trụ sở tại Hoa Kỳ: Khoảng 7,5 triệu người Mỹ mắc bệnh vẩy nến và 30% trong số đó bị viêm khớp vảy nến. Bệnh viêm khớp vảy nến thường có xu hướng phát triển 5 - 10 năm sau khi bệnh vẩy hình thành, mặc dù một số người có thể gặp vấn đề về khớp trước khi xuất hiện các tổn thương ở da.
Hiện chưa có cách chữa dứt điểm căn bệnh này. Do đó, các biện pháp được đưa ra đều nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng giúp bảo toàn khớp, duy trì chức năng vận động.
Nguyên nhân gây ra viêm khớp vảy nến là gì?
Giống như bệnh vẩy nến, sự rối loạn hệ thống miễn dịch là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm khớp vảy nến. Các tế bào miễn dịch vốn có chức năng bảo vệ cơ quan bộ phận trước sự xâm nhập “trái phép” của các yếu tố gây hại quay sang tấn công nhầm vào mô khỏe mạnh, gây ra những tổn thương ở khớp và da.
Đến nay, giới chuyên môn vẫn chưa tìm ra lý do chính xác tại sao hệ thống miễn dịch lại hoạt động ngược như vậy, nhưng di truyền và môi trường là hai yếu tố được cho là tác động nhiều nhất đến sự đảo lộn này. Bên cạnh đó, chúng ta phải kể đến nhóm điều kiện làm gia tăng nguy cơ mắc viêm khớp vảy nến bao gồm:
- Tiền sử bệnh vảy nến: Không phải tất cả nhưng bệnh vảy nến là nền tảng phát triển của bệnh viêm khớp vảy nến.
- Tuổi tác: Bệnh viêm khớp vảy nến xảy ra phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi.
Ngoài ra, khi cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn hay hóa chất, chất phóng xạ từ môi trường cũng tăng rủi ro bị viêm khớp vảy nến.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết viêm khớp vảy nến
Ngoài biểu hiện bên ngoài da, bệnh lý này còn mang những triệu chứng tương tự viêm khớp dạng thấp. Bạn có thể dựa vào những đặc trưng dưới đây để nhận diện bệnh viêm khớp vảy nến:
-
Da quanh khớp ửng đỏ, có vảy trắng và ngứa.
-
Khớp sưng và cứng, nhất là vào buổi sáng.
-
Ngón tay, ngón chân sưng tấy.
-
Đau nhức cơ bắp và dây chằng, đặc biệt là ở gót chân và bàn chân.
-
Da đầu bong tróc.
-
Móng tay có những lỗ hõm, có thể bong tách khỏi thịt.
-
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
-
Mắt nhức và đỏ.
Đốt ngón chân biến dạng khi bệnh viêm khớp vảy nến chuyển nặng
Lưu ý: Với những người bị viêm khớp vảy nến dạng viêm, các đốt sống hoặc gần các đốt sống sẽ có thêm triệu chứng đau lưng và cổ. Và khi viêm khớp vảy nến chuyển nặng có thêm dấu hiệu nữa là biến dạng các đốt ngón tay, ngón chân.
Mỗi người sẽ có triệu chứng và dấu hiệu khác nhau khi bị viêm khớp vảy nến, không phải tất cả các trường hợp đều xuất hiện đầy đủ những biểu hiện kể trên. Tốt hơn hết, nếu tiền sử bị vảy nến cộng thêm đau nhức khớp, bạn nên đến ngay bệnh viện chuyên khoa xương khớp để kiểm tra, tránh bệnh biến chứng xấu gây tổn thương khớp.
Quy trình xét nghiệm và chẩn đoán viêm khớp vảy nến
Nếu bạn bị bệnh vảy nến và đang gặp các vấn đề về khớp như đau nhức, căng cứng, khó cử động,... bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán bệnh viêm khớp vẩy nến. Nhưng để loại trừ các bệnh viêm khớp khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hay gút, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm dưới đây:
-
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ tìm ra kháng thể thường xuất hiện trong máu người bị viêm khớp vảy nến mà không có ở người mắc các bệnh khớp khác. Điển hình là kháng thể RF (Rheumatoid Factor) giúp bác sĩ phân biệt được viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến.
Xét nghiệm máu giúp phân biệt viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp
-
Xét nghiệm hình ảnh
Kết quả xét nghiệm hình ảnh bằng kỹ thuật X-quang và MRI cho phép bác sĩ nhìn thấy chi tiết những thay đổi bên trong khớp, bao gồm cả các mô mềm như gân, dây chằng. Nhờ vậy, bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá được sự thay đổi bất thường ở khớp là biểu hiện của viêm khớp vảy nến hay đến từ một tổn thương xương khớp khác.
-
Xét nghiệm dịch khớp
Chọc hút và xét nghiệm dịch nhầy ở khớp giúp bác sĩ xác nhận xem có hay không sự tồn tại của các tinh thể urat. Đây là cơ sở để phân biệt viêm khớp vảy nến với bệnh gout bởi sự hình thành tinh thể urat là nguyên nhân gây ra gout.
Điều trị bệnh viêm khớp vảy nến theo phác đồ Y khoa
Không thể chữa khỏi hẳn nhưng nếu điều trị viêm khớp vảy nến đúng lúc, đúng cách sẽ kiểm soát được diễn tiến nặng của bệnh giúp hạn chế nguy cơ tàn tật và biến chứng nguy hiểm khác. Và dưới đây là phác đồ chữa trị viêm khớp vảy nến đang được áp dụng hiện nay:
Uống thuốc
Tùy vào mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc sau:
-
Thuốc giảm đau giảm viêm không steroid (NSAIDs).
-
Thuốc làm chậm tiến triển của viêm khớp vảy nến, giảm tổn thương khớp (DMARDs).
-
Thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng sửa đổi phản ứng sinh học bên trong cơ thể.
-
Tiêm thuốc Corticosteroid trực tiếp vào khớp giúp giảm đau nhanh.
Thuốc bôi thoa bên ngoài
Thoa kem, gel và thuốc mỡ giúp làm giảm ngứa và tróc vảy da, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Vật lý trị liệu
Cùng với việc uống thuốc theo chỉ dẫn, người bệnh cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, đảm bảo chức năng vận động.
8 động tác giúp giảm đau xương khớp toàn thân
Phẫu thuật thay khớp
Trường hợp khớp bị hủy hoại nghiêm trọng do biến chứng viêm khớp vảy nến, cần phẫu thuật để thay thế khớp mới, duy trì hoạt động cho cơ thể.
Viêm khớp vảy nến không thể điều trị dứt điểm, thế nên người bệnh cần xác định tinh thần duy trì phác đồ chữa trị của bác sĩ, kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học để giảm tổn thương xương khớp:
-
Bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp từ bên trong. Những dưỡng chất chuyên biệt như Peptan (có trong Jex Max) có tác dụng tái tạo và phục hồi tế bào sụn, xương dưới sụn bị hư tổn giúp khớp chắc khỏe hơn.
-
Thiết kế thực đơn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng với nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp.
-
Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia.
-
Nghỉ ngơi khi cơ thể mệt mỏi.
-
Giảm các hoạt động gây căng thẳng lên khớp.
-
Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến diễn tiến nặng không chỉ gây đau đớn mà còn có thể khiến người bệnh chịu tàn tật vĩnh viễn, đặc biệt là tại những khớp xương nhỏ như ngón tay và ngón chân. Đôi khi, người bị viêm khớp vảy nến còn phải đối diện với các vấn đề liên quan đến mắt như đau mắt đỏ (viêm kết mạc) hoặc viêm màng bồ đào gây đau, đỏ và mờ mắt.
Một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn khi mắc phải căn bệnh này. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị viêm khớp vảy nến cần được tiến hành ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở khớp và da.
Chúng ta không có giải pháp phòng ngừa hoàn toàn và cũng không có cách điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp vảy nến. Vậy nên, nếu đã thực hiện lối sống khoa học mà căn bệnh này vẫn xảy đến, bạn hãy bình tĩnh chữa trị theo phác đồ y khoa để kiểm soát diễn biến xấu của bệnh, hạn chế tối đa tổn thương đến xương khớp.
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Thoái hóa khớp do vận động thể thao quá sức
- Giải pháp cải thiện bệnh xương khớp "trúng đích" và bền vững
- Cấu tạo khớp vai và các bệnh liên quan đến khớp vai thường gặp
- Đau cổ tay lâu ngày không khỏi phải làm gì, khám ở đâu?
- Nhận diện dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp vai
- Đau mỏi vai gáy cổ là biểu hiện của những bệnh gì?
- Đau thần kinh tọa uống thuốc gì? Cải thiện như thế nào
- Cách phòng ngừa thoái hóa khớp bàn tay
- Phương pháp cải thiện cơn mỏi cổ
- Các bài tập hỗ trợ chữa đau khớp tay hay nhất
- Viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp có nguy hiểm không?
- Cách phòng tránh bệnh đau lưng đơn giản mà hết sức cần thiết