U xương sụn màng hoạt dịch Phá hủy khớp nếu phát hiện muộn
Các chuyên gia khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) vừa mổ nội soi khớp vai cho bệnh nhân Nguyễn Đông Tới, 37 tuổi, ở Đông Anh (Hà Nội), lấy ra được khoảng 300 viên sỏi màu trắng giống như những hạt trân châu.
Theo anh Tới, anh bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau vai trái cách đây 6 năm, đau tăng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi vận động cánh tay trái. Thời gian gần đây, khớp vai trái như cứng lại, rồi không thể cử động được. Ngoài cải thiện bằng các thuốc Tây y, anh cũng đã cải thiện theo các phương pháp Đông y như dùng thuốc, chườm nóng, xoa bóp, bấm huyệt nhưng bệnh vẫn ngày càng nặng thêm.
Khi khớp vai trái bị cứng hoàn toàn, anh đã đến Bệnh viện Xanh Pôn khám, được chụp Xquang và cộng hưởng từ khớp vai. Sau khi hội chẩn các chuyên gia kết luận anh Tới bị mắc bệnh u xương sụn màng hoạt dịch, trong ổ khớp vai của anh có rất nhiều sỏi, là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau, giảm vận động, nếu không được phẫu thuật kịp thời thì nguy cơ mất hồi phục khớp này.
Sỏi trong khớp vai một bệnh nhân
U xương sụn màng hoạt dịch là tình trạng phát triển bất thường của cấu trúc sụn trong màng hoạt dịch, kèm theo hiện tượng lắng đọng canxi. Bệnh tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Ở căn bệnh này, có 3 giai đoạn phát triển.
Các chuyên gia đã tiến hành mổ nội soi khớp vai cho anh Tới, và phải mất 3 giờ mới lấy ra hết gần 300 viên sỏi, đường kính trung bình mỗi viên khoảng 10mm, trắng tròn như những hạt trân châu.
Giai đoạn 1, bệnh chưa có những triệu chứng, sụn còn đang phát triển dần trong màng hoạt dịch. Lúc này sự lắng đọng canxi chưa đủ nên chụp phim không rõ, chẩn đoán khó.
Giai đoạn 2, chụp phim có thể thấy vài viên sụn rơi vào khớp, nhưng chỉ chuyên gia chuyên khoa mới chẩn đoán chính xác.
Giai đoạn 3, chụp Xquang sẽ thấy từng viên sụn kẹt trong khớp vận động. Đây cũng là giai đoạn khiến bệnh nhân đau đớn, phải được phẫu thuật gắp bỏ sụn.
Nếu phát hiện sớm, khi chưa có hiện tượng các hạt canxi rơi vào ổ khớp, bệnh nhân có thể được cải thiện bằng các thuốc giảm đau nhằm giảm triệu chứng. Ngược lại, khi đã có sỏi ổ khớp thì chỉ định mổ lấy sỏi là cần thiết, mọi phương pháp cải thiện khác đều không còn tác dụng.
Trước đây, các chuyên gia dùng phương pháp mổ mở cắt vùng bao hoạt dịch bị tổn thương, đồng thời gắp sỏi trong ổ khớp. Phương pháp này có hạn chế là lấy sỏi khó khăn, đường mổ lớn cùng với việc cắt bao hoạt dịch làm tổn thương khớp nên kết quả phẫu thuật khá hạn chế.
Nguyệt Minh
Nguồn suckhoedoisong.net
Nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay chân, vặn cột sống cổ, lưng tạo ra những tiếng lốp rốp. Thói quen này rất nguy hiểm vì mỗi tiếng động đó sẽ xuất hiện một lực dạng “búa - đe” lên bề mặt sụn hoặc đĩa đệm. Để tìm hiểu thêm, bạn nên xem bài viết: Sinh hoạt hợp lý để bảo vệ khớp
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Tác hại của thuốc lá đối với xương khớp
- Phương pháp hạn chế đau lưng do ngồi lâu
- Bệnh thoát vị đĩa đệm nguy hiểm không chỉ với người già
- Nên kiêng ăn gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?
- 3 điều đặc biệt lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
- Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì để giảm đau?
- Viêm màng não do tiêm thuốc cải thiện đau lưng
- Những cách cải thiện bệnh đau khớp vai nào bạn nên áp dụng
- Bệnh viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên
- Các bài tập thể dục cho người đau khớp gối
- Những sai lầm cần tránh để bảo vệ đầu gối
- Cải thiện bệnh viêm cột sống dính khớp sớm để ngăn ngừa tàn phế