Tự kiểm soát cơn đau xương khớp
Trời lạnh, thời tiết ẩm thấp khiến các bệnh lý về khớp tiến triển nặng nề hơn, những người có tiền sử bệnh này thường phải đặc biệt lưu ý.
Những cơn đau của bệnh lý cơ xương khớp thông thường có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống, tâm sinh lý của người bệnh. Nếu không được xử trí sớm, tình trạng viêm sẽ nhanh chóng nặng lên và lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động, sinh hoạt hàng ngày.
- Các thuốc giảm đau thông thường có chứa paracetamol là lựa chọn hàng đầu cho chứng đau cơ xương khớp mức độ vừa và nhẹ, bởi ưu điểm phù hợp với nhiều đối tượng và không ảnh hưởng đến dạ dày. Theo chuyên gia Phạm Quang Thuận, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, để kiểm soát các cơn đau của bệnh lý cơ xương khớp tại nhà, người bệnh có thể sử dụng một số các thuốc giảm đau, giảm đau kháng viêm thông thường không cần kê đơn (OTC) như:
- Các thuốc kháng viêm giảm đau không steroids (NSAIDs) như diclophenac dưới dạng gel thoa ngoài da hay cao dán.
- Có thể phối hợp các thuốc trên để đạt hiệu quả tốt hơn. Cũng cần kết hợp nghỉ ngơi hoặc luyện tập thích hợp, sử dụng phương tiện, dụng cụ hỗ trợ, vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Thận trọng với các thuốc dùng tại chỗ (gel, cao dán) có chứa tinh dầu nóng, gây giãn mạch mạnh trong những trường hợp đau cơ xương khớp cấp tính do viêm (các chứng viêm khớp cấp, chấn thương giai đoạn cấp).
- Khám và tư vấn chuyên gia nếu triệu chứng viêm đau không giảm sau vài ngày cải thiện. Tránh lạm dụng thuốc.
Chuyên gia Thuận khuyến cáo, để phòng tránh các bệnh đau khớp trong mùa lạnh, mọi người phải luôn giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cơ thể xa tim như tay, chân. Có chế độ lao động, nghỉ ngơi thích hợp, đặc biệt lưu ý tư thế cơ thể khi làm việc, nhất là công việc phải bê vác, kéo, nâng vật nặng. Tư thế lúc nghỉ cũng phải đảm bảo đúng, tránh tư thế nửa nằm, nửa ngồi, gối đầu cao quá lâu.
Thường xuyên và duy trì đều đặn việc tập luyện thể dục thể thao ở mức phù hợp với bản thân mỗi người, tránh tập luyện quá sức. Cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng, nước uống nhằm đảm bảo năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, mỗi người cũng nên đi khám và tư vấn định kỳ để phát hiện và cải thiện sớm các bệnh lý nói chung, bệnh lý cơ xương khớp nói riêng.
Lê Anh
Nguồn vnexpress.net
Nhiều người được khuyên nên chơi thể thao để nâng cao sức khỏe, chống tình trạng lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên, chính các cầu thủ hay vận động viên lại có nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn người bình thường. Nguyên nhân do đâu? Bạn nên tìm hiểu thêm trong bài viết: Thoái hóa khớp trong thể thao
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Bệnh thoái hóa khớp: Kiêng ăn gì để hạn chế cơn đau?
- Đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi
- Nguy cơ tàn phế do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
- Thoái hóa khớp vai và cách cải thiện
- Những bệnh cột sống thường gặp ở người trưởng thành
- Khớp phục hồi và hết đau hiệu quả
- Những thói quen dễ làm bạn mắc gai đốt sống cổ
- Bệnh thoái hóa cột sống lưng nên ăn gì
- Xương khớp thoái hóa nặng do cải thiện không triệt để
- Nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ đi bộ
- 5 nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp
- Cách cải thiện viêm đa khớp cấp tính, mãn tính