Trở trời, làm sao để xương khớp hết đơ cứng, vận động dễ dàng?
Không chỉ đau nhức, mỗi khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường, người bệnh xương khớp còn “than trời” vì tình trạng đơ cứng khớp hành hạ, đặc biệt là vào mỗi sáng ngủ dậy. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu về mặt thể chất, mà còn ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Chỉ muốn đi lấy cốc nước... cũng khó!
Ông Nguyễn Văn Thạnh (50 tuổi, Hà Nội) bị thoái hóa khớp gối đã hơn 4 năm. Mấy hôm nay thời tiết Hà Nội chuyển lạnh vì rét nàng Bân, sáng nào dậy ông Thạnh cũng có cảm giác như chân của mình bị “đông cứng” lại, co duỗi rất khó khăn. “Thật quá khổ, nhiều khi tôi muốn đi lấy cốc nước uống cũng không được, cứ phải ngồi xoa bóp chân thật lâu mới đi lại bình thường được”, ông Thạnh cho biết.
Xem thêm
Các ca “đông cứng” xương khớp, than trời theo thời tiết như ông Thạnh thường là người bị thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp - những bệnh gắn liền với sự tổn thương của sụn và xương dưới sụn, khiến các khớp hư hại, bị viêm, đau nhức và đặc biệt đơ cứng khó di chuyển.
Tình trạng cứng khớp, đau nhức xương khớp khiến người bệnh vận động rất khó khăn
Nguyên nhân khiến các khớp xương đơ cứng, khó di chuyển là vì lớp sụn đệm giữa hai đầu xương của khớp đã bị bào mòn, xù xì, mất khả năng tạo độ trơn láng cho khớp khi di chuyển. Khi đó, hai đầu xương dưới sụn bị trơ ra, thay đổi cấu trúc, xương bị mất, bị hủy, tạo thành các vùng xương rỗng, vùng xương dày - xơ xen kẽ, lâu ngày tạo thành gai xương. Những hư tổn đồng thời của sụn và xương dưới sụn kéo dài, cộng hưởng dẫn đến phản ứng tạo ra các chất gây viêm, làm xuất hiện các triệu chứng thường gặp của người bị bệnh xương khớp là đau, sưng, cứng khớp… Các triệu chứng này thường càng trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi thất thường.
Cách giúp xương khớp hết đơ cứng, vận động dễ dàng
Theo các chuyên gia xương khớp, sai lầm thường gặp của những người đau nhức xương khớp là ngại vận động, đặc biệt khi thời tiết mưa, lạnh và họ lại bị đau. Tuy nhiên, xương khớp đau nhức không có nghĩa là không được vận động, ngược lại càng phải vận động nhưng cần vận động phù hợp. Nguyên tắc vận động quan trọng nhất đối với bệnh nhân xương khớp là tập THƯỜNG XUYÊN nhưng KHÔNG QUÁ SỨC. Tập nhiều quá sẽ làm đau các khớp nhưng ít quá khiến khớp xơ, cứng, máu lưu thông kém và khớp xương càng nhanh thoái hóa hơn.
Khi chọn lựa loại hình tập luyện, người bệnh nên cân nhắc thể trạng. Ví dụ với người đã bị chấn thương khớp gối hoặc đang mắc bệnh xương khớp thì nên bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng, người trên 30 tuổi cần hạn chế tập các môn vận động mạnh, có tính đối kháng cao. Về thời gian, bệnh nhân xương khớp nên đi bộ, tập yoga nhẹ nhàng từ 5-10 phút/lần và từ 3-5 lần/ngày. Với người bình thường, mỗi ngày chơi thể thao 30-60 phút là đủ, vận động quá nhiều cũng sẽ khiến xương khớp nhanh bị lão hóa.
Xem thêm
Để xương khớp hết đơ cứng, co duỗi, vận động tốt, người bệnh càng không thể quên chăm sóc sụn và xương dưới sụn. Người bệnh có thể cung cấp các dưỡng chất phù hợp để nuôi dưỡng và giúp tái tạo 2 bộ phận quan trọng này của khớp.
Gần đây, một trong những giải pháp hiệu quả được các nhà khoa học Mỹ đưa ra là dưỡng chất sinh học PEPTAN (có trong JEX MAX). Trải qua các nghiên cứu chứng minh, khi đi vào cơ thể, 90% PEPTAN được hấp thu vào ruột sau khi uống 12 giờ, nhanh chóng tăng cường sức khỏe xương khớp bằng cách:
- Kích thích tổng hợp nhiều hơn các thành phần chất nền cho xương khớp là Collagen và Aggrecan, giúp tái tạo, nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, từ đó từng bước phục hồi cấu trúc khớp, cải thiện vận động, giúp khớp hết đơ cứng và giảm đau khớp đáng kể khi nghỉ ngơi, đứng, đi lại, mang vác…
- Hỗ trợ tích cực trong cải thiện tổn thương ở các khớp trong cơ thể, phòng ngừa hiệu quả các bệnh xương khớp nguy hiểm như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương...
JEX MAX chứa tinh chất PEPTAN tác động kép vào sụn và xương dưới sụn,
giúp kiểm soát hiệu quả thoái hóa khớp
Với thành phần 100% thiên nhiên, có hoạt tính sinh học cao và dễ hấp thu, an toàn khi sử dụng, không hại gan, thận, dạ dày (bao tử), tinh chất PEPTAN đã nhận được nhiều bằng sáng chế và được FDA công nhận và trao chứng nhận an toàn GRAS (Generally Recognized as Safe).
Bổ sung tinh chất PEPTAN để chăm sóc sụn và xương dưới sụn không chỉ cần thiết đối với bệnh nhân xương khớp, hay trong mùa mưa lạnh, thay đổi thời tiết thất thường. Theo các chuyên gia, sau tuổi 30, sụn và xương dưới sụn sẽ đồng thời bắt đầu lão hóa, dễ bị tổn thương, khởi nguồn cho các bệnh xương khớp. Đặc biệt, những người đam mê thể thao, người thừa cân, béo phì, bệnh nhân tiểu đường… càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Việc chủ động sử dụng sớm tinh chất PEPTAN là giải pháp giúp chăm sóc xương khớp toàn diện, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp một cách hiệu quả và an toàn.
Hà An
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Trật khớp cổ chân điều trị như thế nào, bao lâu thì khỏi?
- Cách phòng ngừa thoái hóa khớp bàn tay
- Cách đối phó bệnh xương khớp mùa mưa lạnh
- Viêm khớp cùng chậu: Nguyên nhân và cách điều trị - Jex Max
- Ngồi bắt chéo chân có hại cho sức khỏe
- Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm
- Biến chứng xương khớp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
- Cứng khớp ngón tay vào buổi sáng sau khi ngủ dậy là bệnh gì?
- Xương khớp nào đau nhức mới đáng lo?
- Cách chữa cải thiện bệnh gai đôi cột sống
- Nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở người già
- Thoát vị đĩa đệm: Phòng ngừa và điều trị đúng cách