Tìm hiểu về bệnh xương khớp thường gặp
Theo các chuyên gia y tế, tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỷ lệ các bệnh xương khớp ngày càng phổ biến. Tại Việt Nam, dân số vượt ngưỡng 86 triệu người và tuổi thọ trung bình đã đạt tới 72,5 tuổi cũng là một trong những thách thức cho việc cải thiện căn bệnh này. Đáng nói hơn là bệnh xương khớp thường gặp trước đây ở người cao tuổi thì hiện nay đang dần trẻ hóa và gia tăng. Vẫn còn nhiều thách thức trong việc tầm soát, chăm sóc và cải thiện bệnh cơ xương khớp, vì thế, việc tìm hiểu về bệnh xương khớp thường gặp góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này.
Để tìm hiểu về bệnh học cơ xương khớp, trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ khớp xương là gì. Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.
Có ba loại khớp:
- Khớp động như các khớp ở tay, chân.
- Khớp bán động như khớp các đốt sống.
- Khớp bất động như khớp ở hộp sọ.
Tương ứng với những vị trí khớp thì các bệnh khớp xương cũng đa dạng và có đặc trưng riêng. Dưới đây là những bệnh cơ xương khớp thường gặp nhất.
1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp cũng là một trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp. Đây là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm. Thông thường, người bệnh có các biểu hiện đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp (thường xảy ra sau khi vừa thức dậy hoặc đứng lâu, ngồi lâu), sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, nghe tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, người bệnh càng vận động sẽ càng đau nhiều hơn.
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay,… Nếu thấy đau nhức ở các khớp này và khó di chuyển trong hai tuần thì bệnh thoái hóa khớp có thể đang đe dọa sức khỏe xương khớp của bạn.
2. Viêm khớp
Viêm khớp là căn bệnh về xương khớp phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng viêm xảy ra chính là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như chấn thương hoặc từ bên trong như di truyền, nhiễm trùng,... Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau, tuy nhiên một số dạng thường thấy là: viêm khớp dạng thấp, viêm do thoái hóa, thấp khớp cấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng. Khi thấy các khớp có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp, người bệnh nên nghĩ ngay đến viêm khớp. Đa số các bệnh viêm khớp đều khó điều trị dứt điểm. Bệnh dễ tái phát trở lại và tăng nặng hơn. Để lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức, mất khả năng vận động hoặc thậm chí bị tàn phế nên cần cải thiện sớm.
3. Thoát vị đĩa đệm
Thêm một bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên... Ngoài ra, bị tai nạn, chấn thương cột sống cũng gây thoát vị đĩa đệm. Người bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước. Bệnh gây nên những triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống cánh tay, bàn tay,… Song song đó bệnh thường gây đau cột sống và đau rễ thần kinh, mỗi đợt đau kéo dài từ 1-2 tuần. Giai đoạn đầu có thể đau âm ỉ nhưng càng về sau càng đau nhiều và dữ dội hơn.
Tương tự như thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm khó chữa trị khỏi hoàn toàn. Một khi nhân nhầy đã thoát ra ngoài, cột sống sẽ trở nên yếu và dễ bị mất ổn định. Hơn nữa, cơn đau thoát vị có thể khiến cho dáng đi đứng của người bệnh bị thay đổi, dẫn đến teo cơ, vẹo cột sống.
Xem thêm
Với bất kỳ bệnh cơ xương khớp nào thì triệu chứng đau chính là biểu hiện giúp chúng ta dễ dàng nhận biết có sự bất ổn hệ cơ xương khớp. Vì thế, ngay khi khớp xương phát ra những tín hiệu đầu tiên, bạn nên gặp chuyên gia chuyên khoa để được khám và cải thiện tốt nhất. Việc chẩn đoán và cải thiện sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế.
Nên gặp chuyên gia chuyên khoa để được tư vấn cách cải thiện bệnh xương khớp tốt nhất
Đặc biệt, nhờ sự tiến bộ khoa học hiện đại giúp chúng ta có thể chủ động phòng ngừa, làm chậm và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý xương khớp từ gốc khi tác động đúng cách vào sụn khớp và xương dưới sụn. Các chuyên gia khẳng định, việc bảo vệ, chăm sóc sụn và xương dưới sụn sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa bệnh xương khớp tiến triển. Theo đó, việc phát minh ra tinh chất PEPTAN (có trong Jex Max) với nguồn gốc 100% thiên nhiên của các nhà khoa học Mỹ, có tác động mạnh mẽ, tích cực cùng lúc đến sụn khớp và xương dưới sụn được xem là giải pháp an toàn, mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng và hỗ trợ cải thiện các bệnh cơ xương khớp thường gặp.
NHỮNG ĐỘNG TÁC GIÚP KIỂM TRA SỨC KHỎE XƯƠNG KHỚP CỦA BẠN
Bích Phương
Xem thêm
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Chăm sóc bệnh đau khớp gối ở người cao tuổi
- Tác hại của thuốc lá đối với xương khớp
- Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
- Lưu ý khi dùng kháng sinh cải thiện viêm khớp nhiễm trùng
- 4 cách cải thiện thoát vị đĩa đệm cột sống không cần phẫu thuật
- “Giã từ” các cơn đau đốt sống cổ
- Thuốc bổ xương khớp tốt cần có cơ chế tái tạo sụn và xương dưới sụn
- Phẫu thuật thay khớp gối trong thoái hóa khớp
- Nguy cơ hư khớp háng do nhậu nhiều
- Nguyên nhân mắc bệnh gout của người không nhậu
- Cách giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh
- 3 điều đặc biệt lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu