Thuốc trị viêm khớp: Không nên dùng tùy tiện!
Chứng viêm khớp thường gây đau nhức, cứng khớp, hạn chế đi lại, làm việc, người bệnh không còn tâm trí tận hưởng cuộc sống. Mỗi khi cơn đau, cứng khớp hành hạ, người bệnh hay tự mua thuốc cải thiện viêm khớp để giúp giảm đau kháng viêm nhanh chóng, nhưng có thể ẩn chứa nhiều phản ứng phụ, nguy hại đến sức khỏe người dùng.
Chứng viêm khớp thường gây đau nhức, cứng khớp, hạn chế đi lại, làm việc, người bệnh không còn tâm trí tận hưởng cuộc sống. Mỗi khi cơn đau, cứng khớp hành hạ, người bệnh hay tự mua thuốc trị viêm khớp để giúp giảm đau kháng viêm nhanh chóng, nhưng có thể ẩn chứa nhiều phản ứng phụ, nguy hại đến sức khỏe người dùng nếu không sử dụng cẩn thận.
Với những quan ngại về vấn đề lạm dụng thuốc giảm đau ngày càng tăng (bao gồm lạm dụng, nghiện, quá liều và tử vong), Cơ quan Quản lý Thực và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã yêu cầu thay đổi dán nhãn cho một số thuốc giảm đau, buộc phải mua theo toa chuyên gia.
Thuốc trị viêm khớp: Gia tăng đau tim và đột quỵ
Đối với các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) trị viêm khớp, FDA cảnh báo nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong.
Những phản ứng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra sớm nhất vài tuần đầu sau khi sử dụng NSAIDs, và nguy cơ có thể tăng theo thời gian bệnh nhân viêm khớp sử dụng NSAIDs
Điều đáng lo ngại đầu tiên là bởi vì nhiều loại thuốc theo toa và thuốc không kê toa có thể chứa cùng một thành phần hoạt chất, nên người tiêu dùng có thể dùng thuốc cải thiện đau nhức xương khớp vượt quá liều quy định.
FDA khuyến cáo, nhóm thuốc cải thiện đau nhức xương khớp NSAIDs có tác dụng nguy hiểm trên những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là những bệnh nhân vừa mới trải qua một cơn đau tim hoặc phẫu thuật bắc cầu.
Theo các nghiên cứu, nhóm người dễ bị tổn thương này sẽ tăng nguy cơ bị đau tim hoặc tử vong nếu họ tùy tiện dùng NSAIDs. Các chuyên gia nhấn mạnh, nguy hiểm này còn đe dọa ngay cả những người chưa mắc bệnh tim mạch. Vì, mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
FDA còn cảnh báo bất lợi của NSAIDs là chúng có thể có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng kéo dài. Chúng gây ra đau dạ dày, có thể gây chảy máu dạ dày và hư thận.
Tác dụng phụ nguy hiểm từ thuốc cải thiện viêm khớp
Acetaminophen là một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trong cải thiện xương khớp, thường khá an toàn cho những người không thể uống thuốc khác vì dị ứng hoặc gặp các vấn đề về dạ dày. Nhưng vì acetaminophen chỉ cải thiện đau và không kháng viêm, một triệu chứng quan trọng trong chứng viêm xương khớp, nên ít hiệu quả đối với bệnh nhân.
Nhóm thuốc không kê toa và không chứa acetaminophen (Anacin, Excedrin, Panadol, Tylenol, Tylenol Arthritis) thường không có phản ứng phụ, nếu uống đúng liều. Tuy nhiên nếu lạm dụng chúng bệnh nhân có thể bị tổn thương gan. Năm 2011, sau khi FDA đưa ra các khuyến cáo, các nhà sản xuất đã thông báo hướng dẫn sử dụng liều mới, giảm liều tối đa hàng ngày từ 4.000 miligam (mg) xuống còn 3.000 mg.
Các thuốc cải thiện đau nhức xương khớp dạng phối hợp với acetaminophen như acetaminophen + codeine có thể gây táo bón, chóng mặt, buồn nôn, và nôn. Nguy cơ của những phản ứng phụ này tăng lên khi tăng liều.
Các thuốc cải thiện đau nhức xương khớp dạng phối hợp với acetaminophen như acetaminophen + codeine thường gây ra nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn
Tác hại của lạm dụng thuốc giảm đau trong cải thiện đau nhức xương khớp
Ngoài các tác dụng phụ kể trên, bệnh nhân có thể bị “nghiện” thuốc giảm đau. Theo đó, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau nhiều hơn mức khuyến cáo để mong giảm được nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp, hoặc đang sử dụng thuốc giảm đau với mục đích khác với chỉ định.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lạm dụng thuốc (National Institute of Drug Abuse, Mỹ), các dấu hiệu lạm dụng và nghiện thuốc bao gồm mua thuốc giảm đau vượt quá số lượng được chuyên gia kê toa, và đi mua thuốc ở nhiều hiệu thuốc khác nhau, để người bán không biết người mua đã mua bao nhiêu thuốc.
Theo Hội đồng Quốc gia về Nghiện Rượu và Dược phẩm (National Council on Alcoholism and Drug Dependence – Mỹ), các dấu hiệu cảnh báo nghiện thuốc bao gồm:
- Muốn dừng lại, nhưng không thể.
- Uống thuốc được xem là “nhiệm vụ” ưu tiên cần làm trong ngày hơn mọi hoạt động khác.
- Tính tình cáu kỉnh hoặc thay đổi nhân cách.
- Sợ tắm hoặc không chăm sóc bản thân thích đáng.
Nếu đang lạm dụng thuốc giảm đau và khi ngừng thuốc, bệnh nhân có thể bị ớn lạnh, tiêu chảy, đau cơ và mất ngủ. Người nhà cũng cần theo dõi các triệu chứng nói trên để sớm đưa bệnh nhân đến khám chuyên khoa và tìm cách an toàn nhằm cắt cơn nghiện thuốc.
Lời khuyên từ các chuyên gia xương khớp đó là, bất kỳ thuốc xương khớp, giảm đau, kháng viêm nào, người bệnh xương khớp cần đi thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, hoặc dùng các sản phẩm đã kiểm chứng lâm sàng an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh dưỡng chất PEPTAN (có trong Jex Max) có khả năng kích hoạt các tế bào sụn tăng cường sản sinh các chất căn bản để từ đó sửa chữa và phục hồi những hư tổn của sụn. Tác dụng ưu việt này đặc biệt cần thiết trong các bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… Qua đó, giúp người bệnh giảm đau nhức hiệu quả, cải thiện các vận động thường ngày. Đồng thời không gây ra tác dụng phụ như các NSAIDs.
Song song với hiệu quả tác động tái tạo sụn khớp, PEPTAN cũng giúp phục hồi, cải thiện mật độ khoáng của xương dưới sụn, lấy lại sự khỏe mạnh, linh hoạt cho hệ khớp xương.
An Khánh
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Tìm hiểu về bệnh vôi hóa cột sống
- Vì sao đậu bắp, ốc sên không thể chữa khỏi khô khớp ?
- Cẩn thận khi dùng đông y, thuốc nam cải thiện gai cột sống
- Tàn phế vì chủ quan với chứng đau khớp
- 6 lưu ý bệnh nhân thoái hóa khớp nên biết
- Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm
- Viêm khớp háng, viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?
- 2 Lầm tưởng khi điều trị viêm cột sống dính khớp bằng Đông y
- Những cách đơn giản chống lại bệnh đau lưng
- Tập bài tập nào giúp giảm đau thoái hóa cột sống lưng
- Cải thiện những cơn đau khớp sau mùa Tết
- Hội chứng thắt lưng hông - Các vấn đề ở cột sống và rễ thần kinh