Thoát vị đĩa đệm: Hiểu đúng để cải thiện đúng
Thống kê cho thấy, gần 80% dân số thế giới ở mọi độ tuổi từng bị đau lưng, đau khớp cột sống một hay nhiều lần trong đời, và cứ trong 20 người bị đau khớp cột sống thì có một người bị thoát vị đĩa đệm. Chăm sóc, nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn là biện pháp dự phòng và cải thiện thoát vị đĩa đệm từ gốc.
TS Đặng Hồng Hoa
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở đâu?
Cột sống gồm 24 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt sống thắt lưng. Giữa hai đốt sống là cấu trúc sụn gọi là đĩa đệm có tác dụng bảo vệ cột sống bằng cách “hấp thụ” sức ép từ các hoạt động hằng ngày như đi lại, làm việc, tập luyện... giúp cột sống đàn hồi, linh hoạt, chịu được sức ép tốt hơn.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một hay nhiều đĩa đệm ở giữa các đốt sống bị hỏng, trượt ra khỏi vị trí của nó gây chèn ép vào tủy sống và thường là hậu quả phổ biến của bệnh lý thoái hóa cột sống, mà trong đó sự tổn thương của xương dưới sụn cũng đóng một vai trò quan trọng. Đĩa đệm bị thoát vị, chèn ép vào tủy sống và các rễ thần kinh trong ống sống sẽ gây đau, rối loạn cảm giác tại chỗ. Triệu chứng thường gặp là:
- Đau chân và tay: gây đau dữ dội ở hông, đùi, bắp chân, lòng bàn chân (nếu xảy ra ở các đốt sống thắt lưng) và đau mạnh ở cổ, bả vai, cánh tay, ngón tay (nếu xảy ra ở các đốt sống cổ).
- Tê hoặc rối loạn cảm giác: người bệnh thường có dấu hiệu tê bì hoặc nóng rát bề mặt da do dây thần kinh bị chèn ép chi phối.
- Yếu liệt cơ bắp: các vùng cơ bắp do các dây thần kinh bị chèn ép kiểm soát có xu hướng yếu đi, thậm chí tê liệt, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, làm việc, dễ té ngã...
Các cơn đau thường tái phát nhiều lần, khi âm ỉ lúc dữ dội và thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, khi đứng hoặc ngồi lâu, hắt hơi, ho hay cười, khi xoay người hoặc đi lại.
Sụn và xương dưới sụn hư tổn khiến cột sống thoái hóa, đĩa đệm dịch chuyển
Đĩa đệm thực chất là một cấu trúc sụn đặc biệt ở khớp cột sống. Mỗi đĩa đệm gồm có hai phần, một phần mềm, sền sệt bên trong gọi là nhân nhầy và một vòng xơ bao bọc bên ngoài cứng rắn hơn. Đĩa đệm bị thoát vị thực ra là hậu quả của bệnh lý thoái hóa cột sống, mà đầu tiên là do sụn khớp hư tổn, bào mòn, mất nước qua thời gian cùng với đó là xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc, hình dạng, xuất hiện các tổn thương vi thể và các hốc xương rỗng, đặc xen kẽ, thậm chí hình thành gai xương. Khi đó, dưới sức ép của cơ thể, vòng xơ sẽ dễ bị rách, nứt và lớp nhân nhầy bên trong dễ bị thoát vị ra ngoài, chèn ép vào tủy sống và các dây thần kinh.
Điều đáng nói là, không giống như nhiều khớp khác trên cơ thể, các khớp ở cột sống không có màng hoạt dịch và dịch khớp nên việc nuôi dưỡng các đĩa đệm rất khó khăn. Chưa kể, cột sống cũng là một trong những nơi thường xuyên chịu nhiều áp lực nhất của cơ thể. Vì vậy, sụn và xương dưới sụn ở cột sống càng dễ bị hư tổn, thoái hóa nhanh hơn.
Một thống kê cho thấy, ngay cả khi không có triệu chứng gì đáng kể, thông qua chụp cộng hưởng từ (MRI), 38% người ở tuổi từ 45 cho kết quả đĩa đệm bị phình ra và thoát vị, chứng tỏ sụn khớp và xương dưới sụn đã và đang bị hư tổn âm thầm, gây thoái hóa cột sống.
Giải pháp dự phòng và cải thiện từ gốc thoát vị đĩa đệm
Các chuyên gia cho biết, gần 15% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần can thiệp ngoại khoa để giải quyết cơn đau. Số còn lại nhẹ hơn, thường được cải thiện nội khoa kết hợp các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống, tập luyện, ăn uống… Mặc dù cải thiện nội khoa hay ngoại khoa là cần thiết và theo chỉ định của chuyên gia, nhưng bên cạnh đó còn có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả có thể kết hợp để quản lý các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra dưỡng chất sinh học Peptan, được nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh có khả năng giúp bảo vệ, hồi phục cùng lúc sụn khớp và xương dưới sụn hiệu quả.
Peptan sau khi vào cơ thể 12 giờ bằng đường uống, hơn 90% thành phần sẽ được hấp thu, nhanh chóng có mặt trong mô liên kết tại sụn và xương dưới sụn. Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, Peptan giúp tăng 3,2 lần lượng collagen tuýp II (chất căn bản của sụn khớp) và 3,6 lần lượng Aggrecan (thành phần tham gia cấu tạo sụn khớp và dịch khớp) chỉ sau 8 ngày sử dụng. Đồng thời, Peptan còn bảo vệ và phục hồi xương dưới sụn đáng kể bằng cách kích thích các tế bào tạo xương (tạo cốt bào) cạnh tranh với các tế bào tiêu xương (hủy cốt bào), làm tăng mật độ xương một cách hiệu quả. Từ đó, Peptan giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp nói chung trong đó có thoái hóa cột sống, cải thiện và dự phòng hiệu quả các triệu chứng khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra.
TS Đặng Hồng Hoa
nguồn thanhnien.com.vn
Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cảm thấy vô cùng đau nhức, thậm chí bị tê cứng, teo hay liệt cơ ở các vùng phân bố của rễ thần kinh. Bệnh thường xuất hiện ở cột sống thắt lưng, bởi một trong những nguyên nhân chính là các khớp ở đây không có màng hoạt dịch và dịch khớp nên sụn khớp vừa không được nuôi dưỡng tốt vừa phải gánh chịu nhiều áp lực của cơ thể. Bạn nên xem thêm bài viết: Thoát vị đĩa đệm: Áp lực “đổ đầu” sụn khớp !
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- 5 bài tập giảm đau lưng dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
- Tìm hiểu về thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7
- Làm sao để khớp lâu mòn?
- Gai cột sống: Có nên kiêng thực phẩm giàu canxi?
- Hiểu để giảm đau, cải thiện bệnh khớp đúng cách
- Sai lầm thường mắc khi điều trị bệnh xương khớp
- Lưu ý trong dùng thuốc cải thiện viêm khớp cổ chân
- Cách phòng ngừa thoái hóa khớp bàn tay
- Những lưu ý khi mang giày cao gót
- Phòng ngừa và cải thiện bệnh xương khớp ở người cao tuổi
- Cấu tạo khớp vai và các bệnh liên quan đến khớp vai thường gặp
- Người bệnh khớp nên, và không nên ăn gì?