Thoái hóa khớp: Đừng đợi đến lúc phải phẫu thuật
Phẫu thuật thay khớp là “nước cờ cuối” trong cuộc chiến chống lại thoái hóa khớp do tuổi già hoặc chấn thương… Đa phần, các bệnh nhân khớp bước vào ca mổ đều đã có tổn thương nặng ở mặt sụn và xương dưới sụn, nguy cơ tàn phế rất cao.
TS Tăng Hà Nam Anh
Thay khớp vì sụn và xương dưới sụn hư hại nặng
Trong thoái hóa khớp, khi cải thiện bằng thuốc không đạt hiệu quả để ngăn chặn những cơn đau và làm chậm tiến trình xương khớp thoái hóa, bệnh nhân sẽ được chỉ định thay khớp nếu không muốn đối mặt với nguy cơ tàn phế vĩnh viễn. Chính vì vậy, phẫu thuật thay khớp là “nước cờ cuối” trong cuộc chiến chống lại thoái hóa khớp do tuổi già hoặc chấn thương… Đáng chú ý, hình ảnh cấu trúc khớp của những ca thay khớp cho thấy, sụn và xương dưới sụn đều đã có tổn thương nghiêm trọng.
Phẫu thuật khớp gối vì hư xương dưới sụn
Quá trình lão hóa bắt nguồn từ sụn và xương dưới sụn dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Đồng thời, những tổn thương của sụn và xương dưới sụn lại càng thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Các biến chứng theo đó cũng đến sớm hơn. Thế nhưng, các biểu hiện nhức xương khớp do thoái hóa đang bị nhầm lẫn với đau nhức do sinh hoạt, vì thế người bệnh thường bỏ qua hoặc tự cải thiện không đúng cách làm lu mờ triệu chứng bệnh. Đến khi phát hiện, sụn và xương dưới sụn đã tổn thương trầm trọng khiến khả năng hồi phục thấp.
Trên thực tế, hình ảnh X quang chẩn đoán thoái hóa khớp ở giai đoạn sớm sẽ là nhuyễn sụn khớp, xơ đặc xương dưới sụn, xuất hiện các gai xương chính là do sự tăng sinh tế bào xương và sụn ở rìa mặt khớp. Đến giai đoạn trễ hơn, bắt đầu thấy các ổ thoái hóa mỡ xương dưới sụn và dần dần mặt khớp sẽ bị hư hại, phần xương chết đi làm khuyết mất xương mặt khớp.
Để thay khớp mới, bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ một phần mỏng mặt khớp đã hư hại, bọc vào hai đầu xương của khớp bằng mảnh kim loại, sau đó đặt vào giữa một miếng nhựa. Bệnh nhân sẽ hết đau khi đi lại, đồng thời chuyên gia sẽ chỉnh lại trục chân cho thẳng.
Nên “cứu” khớp ngay từ sớm
Có thể thấy, mổ thay khớp cho bệnh nhân đang ngày càng phổ biến, nhất là ở những bệnh nhân cao tuổi. Mục đích của những ca phẫu thuật thay khớp là giúp người bệnh có khớp nhân tạo hoàn toàn thích hợp và thuận lợi cho việc đi đứng, sinh hoạt hàng ngày, làm giảm các cơn đau. Nhưng điều đáng tiếc là trước đó, người bệnh đã phải trải qua nhiều năm trong độ tuổi lao động mà chịu đau đớn, hạn chế vận động dẫn tới hiệu quả lao động kém.
Bên cạnh đó, chi phí cho một lần phẫu thuật thay khớp là khá lớn mà vẫn chứa đựng rất nhiều rủi ro, biến chứng như nhiễm trùng khớp, lệch trục khớp gối, đau sau mổ, khớp bị hư sau thời gian sử dụng… Thay khớp là phẫu thuật lớn nhưng loại khớp nhân tạo chỉ có hạn sử dụng là 10-15 năm. Theo số liệu thống kê tại Mỹ gần đây, tỷ lệ thất bại của thay khớp lần đầu xấp xỉ gần 1% mỗi năm. Khi bị hư và bệnh nhân đau trở lại, các chuyên gia sẽ phải thay một khớp gối khác bằng loại khớp gối nhân tạo đặc biệt chuyên dùng cho các trường hợp này.
Một ca bệnh điển hình bị tàn phế vì tổn thương sụn và xương dưới sụn đang cải thiện tại BV. Bạch Mai
Kinh nghiệm từ thực tế chẩn đoán, cải thiện cho đến các ca mổ thay khớp cho thấy, những tổn thương kép tại vùng sụn và xương dưới sụn càng thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, việc lựa chọn các phương pháp tác động hiệu quả nhằm bảo vệ sụn lẫn xương dưới sụn bằng các dưỡng chất sinh học thế hệ mới ngay từ sớm sẽ hạn chế được các biến chứng gây nguy cơ tàn phế. Điều này mở ra hy vọng phòng ngừa, kiểm soát thoái hóa khớp tốt hơn cho cộng đồng trong thời gian tới.
Tuổi thọ con người ngày một tăng cao, và đặt ra những thách thức lớn về công tác chăm sóc y tế, duy trì chất lượng cuộc sống. Thoái hóa khớp và các bệnh xương khớp là hậu quả tất yếu của tuổi tác, quá trình vận động lâu ngày và các tác nhân có hại khác... Tuy nhiên, bệnh đến sớm hay muộn, nặng hay nhẹ có thể hoàn toàn do mỗi người có nắm bắt được kiến thức về bệnh, cũng như áp dụng các giải pháp khoa học hiện đại, an toàn để phòng và cải thiện hay không.
Bệnh xương khớp thách thức nhân loại
- Có hơn 100 bệnh lý về khớp nhưng phổ biến nhất là thoái hóa khớp
- Thoái hóa khớp là một trong mười bệnh gây tàn phế hàng đầu. Ước tính khoảng 33% số người bị thoái hóa khớp có nguy cơ tàn phế nghiêm trọng, 80% bị hạn chế vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động thường ngày.
- Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán, đến năm 2050, thoái hóa khớp sẽ tấn công 130 triệu người trên toàn thế giới.
- Đến năm 2020, thế giới sẽ có 90% các trường hợp thay khớp gối và khớp háng là do thoái hóa khớp.
- Thống kê của Hiệp hội Thấp khớp Mỹ cho thấy, hàng năm các bệnh khớp gây ra 1 triệu lượt nhập viện và 45 triệu lượt khám, làm tiêu tốn 128 tỷ USD, bao gồm chi phí cải thiện và các tổn thất gián tiếp khác. Tính cả thế giới (trong đó có VN), tổng mức chi phí và tổn thất có thể lên hàng ngàn tỷ USD.
- Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 50.000 trường hợp phải thay khớp, tiêu tốn gần 1 tỷ USD mỗi năm.
- Hơn 1/3 dân số Mỹ mắc các bệnh về xương khớp. Trong đó, 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp.
- Tại VN, gần 4 triệu người đang mắc phải căn bệnh thoái hóa khớp với tỉ lệ khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 80. Đáng chú ý, nữ giới thường bị thoái hóa khớp sớm hơn, khoảng trên dưới 40 tuổi.
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Những cách đơn giản chống lại bệnh đau lưng
- Giúp xương chắc khỏe
- Đau lưng - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
- Người bệnh khớp nên, và không nên ăn gì?
- Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
- Chứng cong vẹo cột sống
- Bệnh viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên
- Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
- Cách phòng ngừa thoái hóa khớp bàn tay
- 2 giai đoạn và các triệu chứng viêm đa khớp điển hình
- Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Các phương pháp hỗ trợ cải thiện bệnh gai cột sống