Phòng ngừa thoái hóa khớp từ sớm
Nếu không hiểu và chăm sóc khớp đúng cách, chúng ta có thể vô tình là thủ phạm của chính mình khi tự đẩy nhanh tiến trình làm khớp hư tổn. Tuy nhiên, bệnh này có thể phòng ngừa từ sớm với các biện pháp rất đơn giản.
Cải thiện tốn kém
Bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp khi biến chứng không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người mà còn khiến cho việc cải thiện lâu dài, tốn kém.
Cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp cải thiện hữu hiệu nào nhằm ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp mà chỉ có thể làm chậm lại quá trình này. Các nhà khoa học cũng đau đầu trong việc tìm cách ngăn ngừa cũng như cải thiện bệnh khớp và các di chứng của nó. Ngay cả ở những nước phát triển, việc ngăn ngừa cũng như cải thiện bệnh khớp và các di chứng của nó vẫn vô cùng khó khăn, tiêu tốn một ngân sách khổng lồ. Ở các nước tiên tiến, 90% các trường hợp thay khớp gối và khớp háng là do thoái hóa khớp. Còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chi phí cho thay khớp là vượt quá mức chi trả của mỗi gia đình và xã hội.
Nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này luôn mong muốn và tìm cách để chữa khỏi. Theo các chuyên gia chuyên khoa, những người đã mắc chỉ có thể làm chậm quá trình thoái hóa khớp và quan trọng nhất là phòng ngừa bệnh.

Phòng ngừa thoái hóa khớp từ sớm
Việc phòng ngừa quá trình này cũng không khó thực hiện. Ngay từ khi còn trẻ cần tập thể dục đều đặn, tránh bị dư cân, tránh những động tác quá mạnh, quá đột ngột, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống. Trong ăn uống, cần giảm muối, đường, mỡ, tăng protid, canxi và vitamin. Cải thiện tích cực các bệnh lý của hệ thống xương khớp vì đây là các yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thoái hóa.
Theo TS. Tăng Hà Nam Anh cách tốt nhất để phòng ngừa thoái hóa khớp là xây dựng một chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể thao, chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất... ngay từ khi chưa xuất hiện các dấu hiệu đau khớp. Đối với người phải ngồi nhiều như giới văn phòng, cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế thường xuyên sau 1- 2 giờ.
Để phòng bệnh, trước tiên cần tập luyện thường xuyên, sao cho có được một cơ thể thật khỏe mạnh, tráng kiện. Tuy nhiên cần phải tránh những môn thể thao có khả năng gây tổn thương. Nên đi bộ, chạy bộ, rèn luyện sức mạnh của đôi chân.
Không bao giờ được bắt khớp gối làm việc quá sức dưới mọi hình thức. Tự xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần vào sáng và chiều. Những phương pháp châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, nắn chỉnh, chườm thuốc... kết hợp với ăn uống hợp lý cũng có thể làm giảm đau khớp gối, giúp cho khớp gối vững chắc hơn.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát minh ra tinh chất PEPTAN, có khả năng tác động đồng thời đến sụn khớp và xương dưới sụn để làm chậm thoái hóa khớp. Cụ thể, tại sụn khớp, PEPTAN làm tăng hơn 3 lần Collagen và Argrecan, đây là những thành phần chính cấu tạo sụn khớp và dịch khớp. Song song đó, tại xương dưới sụn, PEPTAN tác động làm tăng tế bào tạo xương và giảm tế bào hủy xương, qua đó, giúp hệ khung xương chắc khỏe.
Rõ ràng, việc phát minh ra PEPTAN đã đang khiến cho việc phòng ngừa và làm chậm thoái hóa khớp diễn ra theo chiều hướng tích cực. Đây có thể được xem là tin vui cho những bệnh nhân thoái hóa khớp, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi. Bởi FDA công nhận đây là dưỡng chất an toàn cho sức khỏe nên người bệnh có thể sử dụng để giảm đau và làm chậm thoái hóa khớp trong thời gian dài.
Một số biện pháp phòng ngừa khác
Để phòng ngừa thoái hóa khớp, giúp khớp lâu mòn, cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, tập luyện thể thao thường xuyên, ăn uống cân đối với đầy đủ các chất:
- Nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi sao cho phù hợp với sức khỏe.
- Cần thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút để tránh cho cơ và khớp bị mỏi.
- Ăn nhiều rau quả, uống nhiều sữa, đảm bảo đủ chất đạm cũng như tinh bột để cơ thể không thiếu dinh dưỡng và chỉ nên ăn vừa đủ chất béo.
- Tránh ăn quá mặn hay quá ngọt. Xây dựng chế độ ăn khoa học để giữ cân nặng hợp lý cho cơ thể, tránh thừa cân, béo phì gây áp lực lên xương khớp.
- Đặc biệt, tránh dùng bia rượu và các chất kích thích thần kinh vì các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc cải thiện bệnh khớp v.v...
Thịnh Phát
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là gì?
- Thoái hóa khớp bàn tay đối với người cao tuổi
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5, l5 s1
- Phụ nữ thừa cân tăng nguy cơ viêm khớp
- Bệnh viêm khớp phản ứng là gì - Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh
- Nguyên nhân tàn phế do tổn thương xương dưới sụn
- Những cách cải thiện, giảm đau nhức xương khớp không tác dụng phụ
- Cách giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh
- Những cách giúp xương chắc khỏe
- Những biến chứng của bệnh gai cột sống lưng
- Chữa thoát vị đĩa đệm: Không chỉ dựa vào vật lý trị liệu
- Điều trị đau nhức xương khớp ở phụ nữ