Phác đồ điều trị thoái hóa khớp: Chú trọng giảm đau an toàn và làm chậm thoái hóa
Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính gặp rất nhiều trong cộng đồng, đặc biệt ở những người có tuổi. Việc sử dụng thuốc trong từng phác đồ điều trị thoái hóa khớp theo các giai đoạn của bệnh là một yếu tố cần thiết giúp đạt được mục tiêu giảm đau, chống viêm an toàn, cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.
Xem thêm
Phác đồ điều trị thoái hóa khớp theo tiến triển của bệnh
Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm ở đó và giảm sút lượng dịch nhầy giúp bôi trơn, vì vậy người bệnh thường có triệu chứng đau xương khớp, cứng khớp… Tùy từng mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ áp dụng các phác đồ điều trị thoái hóa khớp phù hợp.
- Nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng đau, cứng khớp, có thể được cho dùng paracetamol giảm đau, có bổ sung thêm glucosamin sulfat khi cần thiết.
- Sau đó nếu người bệnh vẫn còn xuất hiện các triệu chứng, các bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị thoái hóa khớp với các thuốc giảm đau - kháng viêm không steroid (NSAID) uống hay capsaicin dạng bôi. (Khi dùng NSAID, nếu không có sẵn bệnh loét đường tiêu hóa bình thường, dùng loại không chọn lọc hay ức chế COX-2 kết hợp với thuốc ức chế bơm proton (PPI) để bảo vệ dạ dày. Nếu bệnh loét đường tiêu hóa, dùng ức chế COX-2 chọn lọc kết hợp với PPI. Nếu có nguy cơ tim mạch, khuyên dùng naproxen. Tránh dùng ibuprofen khi đang dùng liều thấp aspirin). Mọi trường hợp sử dụng thuốc trong trường hợp này đều phải theo chỉ định và giám sát của chuyên gia.
- Nếu các triệu chứng nặng hơn, dùng thuốc NSAID chia thành từng đợt. Có thể sử dụng phác đồ điều trị thoái hóa khớp dạng này kéo dài (theo chỉ định của chuyên gia) nếu bệnh nhân dưới 75 tuổi (nhưng tốt hơn hết là sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể).
Cần lưu ý sử dụng NSAID với liều thấp nhất có hiệu quả
- Nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn, người bệnh có thể được tiêm nội khớp hyaluronat, corticosteroid, opioids yếu hoặc duloxetine.
- Khi cần thiết, bệnh nhân có thể dùng đai gối hay miếng lót chân và các phương pháp vật lý trị liệu như dụng cụ trợ giúp đi lại, nhiệt trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, làm vững xương bánh chè.
- Ngoài các thuốc và biện pháp trên, một số thuốc khác cũng được sử dụng trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp đó là thuốc: tetracycline, minocycline và doxycyline làm giảm hoạt động của men collagenase, giảm tiêu xương, kháng viêm hoặc nhóm bisphosphonate có tác dụng chậm tiến triển của bệnh.
Phục hồi cấu trúc và chức năng của khớp
Tổn thương cơ bản của bệnh thoái hóa khớp là sự hủy hoại của sụn khớp và xương dưới sụn, viêm bao hoạt dịch khớp và giảm độ nhớt của dịch khớp, từ đó dẫn đến đau đớn và hạn chế vận động. Đây là vấn đề thường gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt là ở phụ nữ khi bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.
Thoái hóa khớp tiến triển từng đợt, diễn biến theo nhiều giai đoạn, với xu hướng ngày càng nặng dần lên. Y học hiện nay chưa có khả năng chữa khỏi hoàn toàn nhưng trong cải thiện luôn khuyến khích và xem trọng việc từng bước phục hồi lại cấu trúc và chức năng của khớp.
Theo xu hướng đó, bạn có thể sử dụng dưỡng chất thiên nhiên PEPTAN (có trong Jex Max) gần đây đã được chứng minh có tác dụng cải thiện và làm chậm thoái hóa khớp, giúp người bệnh giảm đau an toàn, hiệu quả. Nhờ tác dụng tổng hợp chất tạo sụn khớp và xương dưới sụn, tăng lượng chất nhờn, Jex Max có tác dụng giúp bộ ba xương - sụn - khớp chắc khỏe, hoạt động linh hoạt và trơn tru hơn, đặc biệt trong các trường hợp thoái hóa khớp, bệnh xương khớp.
Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp trong trường hợp nặng
Tùy theo mức độ của bệnh, chuyên gia sẽ chỉ định các phương pháp điều trị và phác đồ cải thiện thoái hóa khớp phù hợp. Đây là loại bệnh chưa thể chữa khỏi nên mục tiêu của cải thiện là làm giảm các triệu chứng và giúp duy trì bệnh ổn định không tiến triển nặng lên theo thời gian.
Dù được áp dụng các phác đồ cải thiện thoái hóa khớp tích cực, nhưng ở nhiều bệnh nhân bệnh vẫn tiếp tục diễn tiến và chuyển sang giai đoạn muộn hơn, với các biến chứng như lỏng khớp, biến dạng lệch trục khớp và đau đớn dai dẳng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, thậm chí tàn phế. Ở giai đoạn này, chuyên gia sẽ chỉ định làm phẫu thuật nội soi khớp để xử lý các thương tổn hư hại trong khớp. Mục đích của việc phẫu thuật là cố gắng cứu vãn tình thế, tránh cho người bệnh phải chịu một cuộc mổ thay khớp, nhưng nếu bệnh vẫn tiến triển theo hướng tệ hại hơn nữa thì các bác sĩ buộc phải tiến hành thay khớp.
Xuân Minh
Xem thêm
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm quanh khớp vai
- Đau khớp háng khi chơi thể thao - Cách xử trí ngay trên sân cỏ
- Sự khác nhau giữa đau thần kinh tọa ở người trẻ và người cao tuổi
- 5 triệu chứng bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp “nhìn là biết”
- Hẹp ống sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Biểu hiện của bệnh viêm khớp xương mãn tính
- 10 bệnh viện khám chữa đau lưng tốt nhất tại Hà Nội và TP HCM
- Tập bài tập nào giúp giảm đau thoái hóa cột sống lưng
- Thoái hóa khớp do vận động thể thao quá sức
- Những bệnh viện khám và điều trị bệnh xương khớp tốt nhất
- Viêm đa khớp nên cải thiện và uống thuốc gì?
- Giải phẫu khớp gối: Chẩn đoán bệnh lý và cách điều trị