Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay
Gãy, bong gân cổ tay, tổn thương dây chằng, sụn khớp bị bào mòn kéo theo những hư tổn phần xương dưới sụn…. là những nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay làm người bệnh đau đớn, khó khăn khi cầm nắm… và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc, sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh thoái hóa khớp cổ tay thường gặp ở những người lớn tuổi
Cổ tay là một nơi có cấu tạo tương đối phức tạp bao gồm 8 xương nhỏ xếp thành hai hàng giữa các xương ở cẳng tay và xương bàn tay. Các sợi dây chằng sẽ làm nhiệm vụ nối xương cổ tay với xương bàn tay và cẳng tay lại với nhau, gân đi kèm với các xương. Thiệt hại với bất cứ bộ phận nào của cổ tay cũng gây đau đớn và làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cổ tay lẫn bàn tay. Trong đó, bệnh thoái hóa khớp cổ tay đang ngày càng được đề cập nhiều hơn vì chúng ngày càng phổ biến và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như các sinh hoạt và làm việc hàng ngày.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay
Bệnh thường xảy ra ở những người trên tuổi 45 do xương khớp thoái hóa theo thời gian. Tuy nhiên, cũng có thể đến sớm hơn do ở lứa tuổi thiếu niên bị mắc những căn bệnh sụn khớp sớm, như bệnh Kienbock. Bệnh Kienbock diễn biến phức tạp qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng, chủ yếu do thiếu máu cung cấp cho một trong những xương nhỏ ở cổ tay, điều đó có thể làm cho xương không được nuôi dưỡng và cuối cùng bị chết. Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh khớp cũng có nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa khớp cổ tay. Đặc thù công việc sử dụng đôi tay thường xuyên hoặc những chấn thương như bị gãy hoặc bong gân cổ tay, tổn thương dây chằng gây nên sự mất ổn định cũng dẫn đến thoái hóa khớp cổ tay.
Sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp cổ tay
Quan trọng hơn, theo tuổi tác, nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp cổ tay là sự tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn ngay tại vị trí này.
Giống như tất cả các khớp khác, các đầu xương của khớp cổ tay được bao phủ bởi sụn khớp có chức năng bảo vệ hai đầu xương và ngay bên dưới sụn là phần xương dưới sụn có tác dụng giảm áp lực để khớp hoạt động tốt. Việc sụn khớp và xương dưới sụn vẫn bảo tồn được cấu trúc và hình dáng là điều kiện cần thiết để cổ tay hoạt động bình thường mà không gặp bất kỳ cảm giác đau, tê cứng nào. Tuy nhiên, dưới áp lực của thời gian cùng những biến đổi bên trong cơ thể dễ làm cho lớp bề mặt của sụn bị bào mòn, không còn giữ được sự trơn láng, nặng hơn có thể phát triển thành các vết nứt trong sụn khớp đồng thời phần xương dưới sụn cũng bị tổn thương tỉ lệ thuận với những hư hại của sụn, làm cho hai đầu xương cổ tay không còn lớp bảo vệ, cọ sát vào nhau gây đau và sưng. Khi cổ tay hoạt động nhiều sẽ gây nên sự ma sát và lâu dần có thể làm vỡ xương, chính các mảnh xương vỡ ra nằm trong ống cổ tay sẽ làm tăng mức độ đau, hạn chế những cử động và gây chèn ép các sợi dây thần kinh ở khu vực này, từ đó ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như đau và tê bàn tay, đau vai gáy khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và giấc ngủ, kéo theo sự suy giảm sức khỏe, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Những phát hiện về mối quan hệ chặt chẽ giữa sụn và xương dưới sụn trong quá trình phát triển và thoái hóa, cũng như sự tổn thương đồng thời của hai thành phần này trong cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp đã mở ra hướng phòng và cải thiện mới. Theo đó, nếu có thể tác động đồng thời vào sụn và xương dưới sụn, cân bằng lại quá trình hủy hoại và tái tạo của các tế bào tại đây, phục hồi song song hai yếu tố này sẽ là giải pháp hữu hiệu và trúng đích trong việc dự phòng và cải thiện thoái hóa khớp.
Gần đây, các nhà nghiên cứu sinh học phân tử đã phát minh ra PEPTAN - một tinh chất thế hệ mới với nguồn gốc 100% thiên nhiên có khả năng tác động mạnh mẽ đến cả hai cấu trúc này, từ đó giúp bảo vệ khớp toàn diện hơn.
Chứa các loại a xít amin quý với tỷ lệ tối ưu và có độ tinh chiết cao, hơn 90% thành phần của PEPTAN được tiêu hóa và hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi được sử dụng bằng đường uống, nhanh chóng có mặt trong mô liên kết tại sụn để thúc đẩy tổng hợp nhiều hơn các chất nền của sụn là Collagen và Aggrecan. Đồng thời, PEPTAN làm gia tăng đáng kể hoạt động của tế bào tạo xương, cải thiện mật độ khoáng và sự bền chắc của xương.
Hạ Cơ
Trong thời buổi hiện đại, ai cũng cho rằng nhân viên văn phòng là nghề nghiệp nhẹ nhàng. Tuy nhiên, bên cạnh công việc nhẹ nhàng đó cũng tiềm ẩn vô số bệnh nguy hiểm, mà điển hình là triệu chứng tê nhức tay chân. Để tìm hiểu thêm, bạn nên đọc bài viết: Tê bì tay chân: Dấu hiệu bệnh lý xương khớp
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Loại bỏ cơn đau khớp từ gốc, ngăn chặn các nguy cơ tìm ẩn
- Viêm khớp thái dương hàm nên uống thuốc gì?
- Tác dụng hỗ trợ khắc phục bệnh viêm khớp của ánh nắng mặt trời
- Đau lưng trên: Các triệu chứng cảnh báo bệnh gì?
- Phương pháp cải thiện bệnh đau nhức cột sống
- Cách phòng ngừa đau lưng
- Nguy cơ thoát vị đĩa đệm ở dân văn phòng
- Nguyên nhân mắc bệnh gout của người không nhậu
- Tư vấn trực tuyến: Viêm khớp do các bệnh tự miễn & Thay khớp háng bằng kỹ thuật hiện đại
- Cách cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống (cột sống) cổ
- Bệnh thoái hóa khớp ở giới văn phòng
- Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp