Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm
Chuyên gia Nguyễn Hữu Công cho biết, tùy vào vùng bị thoát vị đĩa đệm mà người ta đặt tên: thoát vị cột sống cổ, thoát vị cột sống lưng, thoát vị cột sống thắt lưng.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường gặp
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm rất đa dạng: do chấn thương, bệnh lý, đặc biệt là do thoái hóa xương theo tuổi tác. Người lao động nặng hoặc chơi các môn thể thao sai tư thế cũng dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa đĩa đệm cấp tính...
TS. Ngô Minh Lý cảnh báo giới văn phòng đang là đối tượng nguy cơ của bệnh này. Nếu cứ ngồi làm việc liên tục, không nghỉ ngơi, theo thời gian, các đĩa cột sống bị quá tải. Tuy nhiên, 90% các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm không cần can thiệp phẫu thuật.
Ngồi xe máy nhiều dễ thoát vị đĩa đệm
Giữa hai đốt xương sống có một phần đệm bằng chất sụn, xung quanh có vòng xơ. Nếu đĩa đệm bị phồng ra phía sau và vòng xơ vẫn còn nguyên, chuyên môn gọi là lồi đĩa đệm. Nếu vòng xơ bị rách, đĩa đệm trượt ra ngoài gọi là thoát vị đĩa đệm. Vị trí hay bị thoát vị đĩa đệm nhất là ở cột sống cổ, và cột sống thắt lưng do cột sống cử động nhiều. Cột sống cổ cũng ít bị thoát vị hơn so với cột sống thắt lưng vì thắt lưng chịu đựng sức nặng cơ thể nhiều hơn. Bệnh lý thoát vị liên quan chặt chẽ đến bệnh lý thoái hóa cột sống. Một trong những nguyên nhân gây thoái hóa nhanh chính là ngồi xe máy nhiều, đặc biệt phải đi nhiều trên mặt đường rung, xóc nhiều.
Nhân viên văn phòng ngồi nhiều
Chuyên gia Công cho biết thêm: “Đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống cổ là nhân viên văn phòng. Có những phụ nữ làm công việc thư ký, chỉ khoảng 25 - 26 tuổi, đã mắc bệnh do phải tập trung tư tưởng, căng cơ cổ, đánh máy nhiều. Đầu và cổ ở tư thế bất động kéo dài, các cơ sau gáy phải liên tục kéo căng; trong tình trạng ấy, nếu máy lạnh hoặc quạt xối thẳng vào người thì còn tệ hại hơn nữa…
Bệnh thoát vị đĩa đệm
Biểu hiện của thoái hóa cột sống cổ là mỏi sau ót, mỏi xuống vai, đau lên đầu. Nếu bị lồi hoặc thoát vị đĩa đệm, gây chèn rễ thần kinh, người bệnh sẽ bị đau lan từ bả vai xuống cánh tay và tới tận ngón tay cái và tay trỏ. Triệu chứng tăng lên khi ngồi xe máy nhiều. Điều cần thiết lúc này là phải đi khám chuyên khoa, hoặc chấn thương chỉnh hoặc thần kinh, để làm các xét nghiệm cần thiết. Vì thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ có thể trầm trọng, chèn ép vào tủy sống cổ và gây liệt tứ chi.”
Trong khi đó, những người lao động nặng ở tư thế cúi gập lưng hoặc bê vác nặng; hay tập các môn thể thao nặng như tennis là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Các cử động ở thắt lưng đột ngột và mạnh là nguyên nhân gây bệnh. Khi đó, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra đau lưng, chèn ép rễ thần kinh khiến cơn đau lan từ hông xuống mông và đến chân. Thông thường, cơn đau này chỉ diễn ra một bên, nếu xảy ra cả hai bên, tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã trở nên nghiêm trọng.
Người có thói quen bẻ vặn người đột ngột
Những người làm văn phòng, nên cố gắng ngồi xa máy lạnh. Khi ngồi trên máy tính khoảng 45 phút, cần phải ra ngoài vận động nhẹ nhàng 10 - 15 phút. Nếu bị nhức mỏi sau gáy nhiều, người bệnh có thể tự massage nhẹ nhàng, hoặc cử động cổ một cách từ từ, nhẹ nhàng. Khi thấy đau thì dừng lại ngay. Không nên nhờ người khác bấm, bẻ vặn, xoay, lắc cổ nhiều và nhanh, đột ngột.
Chuyên gia Công cho biết, nhiều trường hợp đã bị liệt tứ chi hoàn toàn vì phương pháp “bẻ vặn”. Cách tốt nhất là đi tập vật lý trị liệu để kéo giãn cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Đối với những phụ nữ trung niên, khi đã bị thoái hóa cột sống cổ, với những cơn đau lan xuống tay như vậy, không nên chạy, nhảy hoặc aerobic; khi điều khiển xe máy, nên đi chậm, ngồi thẳng lưng, hạn chế đi lại trên các đoạn đường lồi lõm, rung xóc. Những phụ nữ này có thể bổ sung thêm glucosamin kết hợp chondroitin hằng ngày.
Người đau lưng nặng khi ho và hắt hơi sẽ bị đau nhói. Lúc ấy, người bệnh phải nằm một chỗ, trên nệm tương đối cứng và nghỉ ngơi hoàn toàn. Có người quan niệm sai lầm rằng, đi bộ sẽ tốt cho cột sống; nhưng đối với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng và đau thần kinh tọa, càng đi nhiều càng nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh nhân có thể đi bơi.
Trong giai đoạn đau cấp, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ, kết hợp với vật lý trị liệu theo chỉ định của BS chuyên khoa. BS Lý cho biết, đa số các trường hợp đau thần kinh tọa (thoát vị đĩa đệm gây chèn rễ thần kinh) có thể khỏi khi cải thiện nội khoa, dù còn hơi ê ẩm và có thể tái phát; chỉ một số ít trường hợp phải phẫu thuật. Đó là những bệnh nhân bị thoát vị kèm biến chứng thần kinh: yếu, liệt chân, ảnh hưởng đến cơ vòng bàng quang dẫn đến rối loạn tiêu tiểu.
Ngoài ra, một bệnh liên quan đến thần kinh mà phụ nữ lớn tuổi thường gặp là hội chứng hẹp ống xương sống thắt lưng, hoặc hội chứng khập khiễng cách hồi. Triệu chứng chung là yếu và tê hai chân khi bước đi, cứ một quãng phải ngồi nghỉ. Yếu chân có thể do mạch máu hoặc thần kinh. Nếu khi bệnh nhân đứng lâu để nấu ăn cũng có cảm giác yếu liệt, có thể do ống xương sống bị hẹp vì thoái hóa cột sống thắt lưng hay thoát vị đĩa đệm. Khi bị hội chứng này, bệnh nhân cần được can thiệp bằng phẫu thuật.
Theo Phụ nữ TPHCM
Người đau lưng, thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh lý về cột sống nên tập ngay động tác này! Động tác chim yến này đã được áp dụng trong các bài tập vật lý trị liệu và mang lại hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Kết hợp uống Jex Max và tập luyện 30- 50 cái mỗi ngày giúp giảm đau, cải thiện vận động cho người bệnh xương khớp. Thực hiện: - Nằm úp mặt trên mặt sàn bằng phẳng, nhẹ nhàng giơ cánh tay về phía sau lưng, cánh tay giơ cao dần lên theo khả năng, mỗi ngày một tăng độ khó lên. - Khi giơ tay đồng thời ngóc đầu lên cao, càng uốn cong người thì càng tác động đến vùng xương lưng. Đồng thời, nhẹ nhàng nhấc chân, cố gắng nhấc chân cao dần lên theo khả năng. - Giữ yên tư thế trong 3-5 giây, sau đó thư giãn các cơ bắp, hạ chân tay và đầu trở lại tư thế nằm và nghỉ 3-5 giây rồi lại tiếp tục. - Mỗi ngày làm khoảng 30-50 cái. Để tránh bị đau, người mới tập nên tập nhẹ, sau đó nâng dần lên, có thể là từ 10-20 cái sau đó tăng dần lên 50 cái/lần. #JexMax_giảmđaulưng
Người đăng: JEX MAX - Chuyên gia xương khớp vào Thứ Bảy, 10 Tháng 6, 2017
Không chỉ những người thường xuyên mang vác, lao động nặng mà nhân viên văn phòng cũng có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Để tìm hiểu thêm nguyên nhân, bạn nên xem bài viết: Dân văn phòng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- 8 Thói quen là nguyên nhân gây đau lưng phổ biến
- Nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp và cách phòng bệnh
- Lợi ích của việc cho con bú đối với bệnh viêm khớp
- Bệnh đau nhức khớp tay chân ở người cao tuổi
- Chỉ cải thiện thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn thì chưa đủ
- Những trái cây giàu canxi bạn có biết?
- Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không? - Jex Max
- Gai cột sống: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Nguyên nhân khiến mắt cá chân bị sưng, hướng dẫn cách xử lý tại nhà
- Nguyên nhân và cách phòng đau lưng ở người cao tuổi
- Viêm đa khớp nên cải thiện và uống thuốc gì?
- Tự “bắt mạch” thoái hoá cột sống qua các triệu chứng bệnh