Khớp khỏe cho kỳ nghỉ tuyệt vời
Mùa hè gắn liền với những kỳ nghỉ cùng gia đình. Ngoài những khó khăn về lựa chọn địa điểm, phương tiện…, đối với không ít người, một trở ngại lớn là làm sao “gác lại” các cơn đau khớp để tận hưởng trọn vẹn chuyến đi. Một thực tế nữa là sau khi trở về nhà, nhiều người phải đối mặt với bệnh xương khớp tái phát và tăng nặng.
TS Đặng Hồng Hoa
Những chuyến du lịch “làm khó” người bệnh khớp
Sự tấn công dồn dập của các cơn đau có thể biến những chuyến du lịch dài ngày trở thành nỗi ám ảnh với bệnh nhân khớp. Một nghiên cứu tại Trường ĐH Northwestern (Chicago, Mỹ) cho thấy, cứ 4 người bị viêm khớp thì có đến 3 người gặp khó khăn trong những hoạt động vui chơi giải trí.
Trên thực tế, đa phần bệnh nhân xương khớp tham gia chuyến du lịch đều rất háo hức đi lại, di chuyển để thỏa sức tận hưởng những điều mới mẻ. Trong khi đó, một số khác lại nghỉ dưỡng với các bữa tiệc, món ăn ngon mà tạm ngưng tuân thủ chế độ dinh dưỡng và vận động điều độ như thường ngày. Hậu quả là sụn khớp và xương dưới sụn bị viêm, hư tổn và thoái hóa nhanh hơn.
Ít vận động, bỏ quên thói quen tập thể dục điều độ và vừa phải hằng ngày là điều kiện thúc đẩy quá trình lão hóa sụn khớp và xương dưới sụn diễn ra. Còn nếu bắt khớp phải cử động với tần suất lớn mà không được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ gây ra tổn thương cho cả “bộ đôi” này. Đặc biệt, với địa điểm du lịch là những khu vực nhiệt độ thấp, độ ẩm cao hoặc địa hình không thuận lợi, các khớp sẽ bị đau nhức nhiều hơn, có khi đơ cứng và co duỗi rất khó khăn.
Chăm sóc sụn và xương dưới sụn, tăng độ bền cho khớp
Sụn khớp và xương dưới sụn là cấu tạo vô cùng quan trọng của hệ vận động. Trong bệnh thoái hóa khớp, nếu lớp sụn thường bị bào mòn dần thì xương dưới sụn cũng xuất hiện các phản ứng bất thường, bị xơ hóa, tổn thương vi thể; và ở giai đoạn nặng, sụn có thể bị rách khiến trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh đau nhạy cảm hơn trước những thay đổi của thời tiết hay các vận động quá mức, còn xương dưới sụn thì bị hư tổn nặng nề, trở nên gồ ghề, mọc gai xương... Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc lựa chọn hành trình, điều chỉnh cường độ di chuyển trong chuyến đi cho phù hợp với tình trạng “sức khỏe” sụn khớp và xương dưới sụn.
Để duy trì sự dẻo dai và linh hoạt của khớp trong suốt hành trình dài, người bệnh cần uống thuốc cải thiện đầy đủ, duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học. Bên cạnh đó, ngâm mình trong nước nóng, luôn giữ ấm tay chân sẽ làm dịu cơn đau và giảm sự co cứng khớp. Tránh bơi lội lâu trong nước lạnh, đi bộ nhiều hoặc tham gia các hoạt động vận động cường độ mạnh…
Nếu thấy các biểu hiện đau nhức, sưng khớp bất thường, tốt nhất hãy để khớp nghỉ ngơi hoặc đi khám chuyên khoa để được cải thiện kịp thời. Đáng chú ý, người bệnh tuyệt đối không tự ý cải thiện bằng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng như đắp lá thuốc, chườm nóng, châm cứu, bấm huyệt… hoặc uống thuốc giảm đau dài ngày để tránh các biến chứng nguy hiểm khó lường.
Bổ sung dưỡng chất để sụn khớp và xương dưới sụn luôn khỏe
Việc chăm sóc xương khớp từ bên trong cần được thực hiện ngay từ sớm để phòng ngừa các tổn thương và thoái hóa của cả sụn khớp và xương dưới sụn, giúp duy trì sự dẻo dai của hệ vận động, từ đó duy trì chất lượng cuộc sống dài lâu.
Hện nay, dưỡng chất sinh học Peptan được xem là bước tiến mới của y học thế giới trong việc phòng ngừa, cải thiện thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp... Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh, Peptan khi vào cơ thể qua đường uống sau 12 giờ, hơn 90% thành phần sẽ được tiêu hóa và hấp thụ, nhanh chóng có mặt trong mô liên kết tại sụn để thúc đẩy tổng hợp nhiều hơn các chất nền của sụn là Collagen và Aggrecan, đồng thời làm gia tăng đáng kể hoạt động của tế bào tạo xương, cải thiện mật độ khoáng và sự bền chắc của xương dưới sụn.
Việc sử dụng dưỡng chất sinh học Peptan cho phép bảo tồn sụn khớp và xương dưới sụn hiệu quả – hai trong số các mô đầu tiên bị hủy hoại trong bệnh thoái hóa khớp. Việc ngăn chặn sớm tổn thương “bộ đôi” này cho phép bảo vệ toàn bộ khớp, khiến khớp khỏe mạnh; các cơn đau không xảy ra nên chất lượng cuộc sống tốt hơn, bệnh nhân không phải sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau, giúp ngăn ngừa tận gốc các tai biến do các nhóm thuốc này gây ra.
Với Peptan, khớp được chăm sóc từ sụn và xương dưới sụn một cách an toàn và bền vững, giúp cho mùa du lịch trọn vẹn hơn đối với bệnh nhân thoái hóa khớp.
TS Đặng Hồng Hoa
Nguồn thanhnien.com.vn
Ngoài việc đi du lịch nhiều trong mùa hè làm bệnh khớp của bạn trở nặng thì nắng nóng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh nhân khớp. Tuy không làm tình trạng hư sụn khớp nặng hơn nhưng bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu hơn với cơn đau do thoái hóa khớp. Nhiệt độ không khí tăng làm cho bệnh nhân với khớp bị thoái hóa có viêm màng bao khớp gây sưng tràn dịch cảm thấy đau nhiều hơn. Bạn nên tìm hiểu thêm trong bài viết: Đối phó với bệnh khớp mùa nắng nóng
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Để bệnh phình đĩa đệm không chuyển thành thoát vị đĩa đệm
- Giảm đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
- 3 lầm tưởng thường gặp về dùng thuốc cải thiện thoái hóa xương khớp
- Biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gai khớp đầu gối
- Tìm hiểu bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Bệnh đau ngang thắt lưng ở nam giới
- Đau buốt khớp xương
- Cách xử trí đau vùng vai gáy
- Bệnh thoái hóa khớp: Kiêng ăn gì để hạn chế cơn đau?
- Nguyên nhân mắc bệnh gout của người không nhậu
- Giảm đau cổ nhờ bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm này
- Bệnh viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên