Không nên coi thường bệnh thoái hoá khớp
Bắt đầu với những biểu hiện thoảng qua hoặc đau nhức khớp từng đợt anh Phong nghĩ do mình làm việc nặng. Anh cố chịu cho đến khi khớp gối sưng to, không thể đi nổi.
Diễn biến khó lường
Mới bắt đầu chớm đông, chị Loan (Hà Đông, Hà Nội) đã thấy đau nhức khắp người. Mỗi khi trời trở lạnh, đầu gối chân chị lại càng đau nhức, khó cử động.
Chị Loan cho biết, cách đây 3 năm chị đã có biểu hiện này. "Sáng ngủ dậy người đau như bị đánh nhưng chỉ vận động một lúc thì đỡ và hết. Nhưng hai hôm nay chân đau không thể bước được, chân như sắp gãy, sợ quá tôi phải đến bệnh viện", chị nhăn nhó nói.
Nằm cùng phòng bệnh với chị Loan, bà Bích (Quỳnh Phụ, Thái Bình) cho biết: "Cái bệnh này cứ như giả vờ, có lúc các khớp xương cứng đờ, đau tê dại, càng vận động, càng nhức. Có lúc chỉ nhoi nhói ở khớp chân, khớp tay rồi thôi. Tôi nghĩ bệnh già nên không đi khám. Giờ phải cải thiện lâu, tốn kém, nản lắm".
Phần lớn các bệnh nhân mắc chứng thoái hóa khớp đều chủ quan về bệnh. Thấy các triệu chứng chỉ thoáng qua, anh Phong quên bẵng luôn. Chị Loan thì nghĩ mình đau người do lúc sinh nở không kiêng khem. Còn bà Bích thì cho rằng mình già rồi nên mắc bệnh "thời tiết", chỉ cần uống gừng, xoa dầu là khỏi. Thời gian đầu, các bệnh nhân có cảm giác các cơn đau thưa thớt, đau rồi lại giảm nhưng lâu dần vùng đau lan rộng sang các khớp khác, tần suất dày hơn. "Kết quả chụp phim cho thấy tôi bị thoái hóa khớp đã nặng và phải cải thiện lâu dài. Giờ công việc bộn bề phải nằm một chỗ thật là chán hết mức", anh Phong tâm sự.
Tại khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện E (Hà Nội) nhiều bệnh nhân bệnh nặng hơn bà Bích, anh Phong. Có bệnh nhân sụn khớp ngón tay bị thoái hóa, tổn thương nghiêm trọng làm ngón tay biến dạng; có bệnh nhân khớp đã bị hủy hoại nặng, dính khớp dẫn đến tàn phế phải nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn. Những người chờ đến khi bệnh phát triển như các bệnh nhân nói trên mới đến bệnh viện là không ít. Theo các chuyên gia chuyên khoa nội xương khớp, cứ khoảng 100 bệnh nhân khớp tìm đến chuyên gia thì có đến hơn 50% là ở giai đoạn đã quá đau và không thể chịu đựng được nữa.
Nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu
TS Lê Anh Thư - Trưởng khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM cho hay, viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người. Mỗi ngày bệnh viện đều tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân khớp đến cải thiện.
Còn tại BV Nhân dân 115 TP HCM, Ths.BS Hồ Phạm Ngọc Lan - Trưởng khoa Cơ Xương Khớp cho biết: Mỗi ngày, bệnh viện có khoảng gần 200 bệnh nhân tới khám, tái khám các bệnh xương khớp. Trên 50% trong số đó bị thoái hóa khớp. Khoảng 2/3 trong số bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp phải nhập viện. Rất nhiều người khi đến bệnh viện đã ở tình trạng khá nghiêm trọng, thậm chí không còn khả năng cải thiện được.
Viêm khớp do thoái hóa (thoái hóa khớp), là bệnh thường gặp nhất trong nhóm các bệnh viêm khớp, xảy ra khi lớp sụn bao bọc ở hai đầu xương bị thoái hóa và hư tổn. Cấu trúc của lớp sụn này vốn rất chắc khỏe nhờ được định hình bởi các sợi Collagen type 2, nhưng khi các sợi Collgen này bị lão hóa theo thời gian, sụn cũng dễ bị biến dạng và tổn thương.
Tình trạng thoái hóa khớp diễn biến âm thầm, kéo dài và có xu hướng tăng dần. Do chưa nhận thức đúng về bệnh, khi thấy đau khớp, nhiều người thường coi đó chỉ là các hiện tượng nhức mỏi khớp thông thường do thời tiết, lao động nặng... nên không đi khám. Điều này khiến cơ hội phục hồi chức năng vận động của khớp bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng xấu đi. Các khớp tổn thương thường là ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, bàn tay, bàn chân, khuỷu, cổ chân...
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất chính là cảm giác đau ở khớp. Khi mới bị, cơn đau thường không rõ lý do và thoáng qua, nhưng càng về sau thì lặp đi lặp lại nhiều lần. Người bệnh có thể thấy các khớp bị sưng hoặc biến dạng, thậm chí phát ra các tiếng động "lắc rắc" khi vận động hoặc thấy các cơ bắp xung quanh khớp bị viêm, đau và yếu đi. Nếu khớp đã bị hủy hoại nặng, dính khớp thì dù được cải thiện tích cực, bệnh nhân cũng khó lòng phục hồi chức năng vận động. Các thuốc kháng viêm giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời mà không thể làm hồi phục lớp sụn bị thoái hóa, thuốc cũng khó cho tác dụng nếu sụn đã hư nhiều. Hơn nữa, thuốc sử dụng lâu dài sẽ có khả năng gây loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng thận.
Ở giai đoạn cuối, sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nặng nề, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động. Để giải quyết triệu chứng đau của bệnh, nhiều bệnh nhân tự mua thuốc cải thiện hoặc cải thiện theo cách truyền miệng hay theo các bài thuốc "gia truyền" không rõ nguồn gốc . Cách cải thiện này khiến bệnh ngày càng nặng thêm và gây tổn thương nặng đến các cơ quan khác như dạ dày, thận, tim mạch... của người bệnh.
Khi những cơn đau đớn kéo dài, không thể tiếp tục công việc, hạn chế vận động, có khi đến mức không thể tự thực hiện được những sinh hoạt cá nhân tối thiểu... người bệnh mới chạy lại cầu cứu chuyên gia.
Theo Gia đình & Xã hội

Mười bệnh lý thường thấy trong hoạt động thể thao mà viện hàn lâm phẫu thuật viên chỉnh hình Mỹ khuyến cáo, tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối và rách sụn chêm khớp gối là hai mối nguy hiểm không chỉ đối với các vận động viên chuyên nghiệp, mà người bình thường cũng dễ gặp phải. Bạn nên xem thêm bài viết: Những tiếng kêu từ khớp gối
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- 6 cách chữa đau lưng tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện
- Bài tập Yoga hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm
- Cách cải thiện bệnh gai cột sống thắt lưng
- 4 triệu chứng điển hình của viêm khớp gối cấp tính
- Nguy cơ viêm khớp nếu ăn trên 375g thịt đỏ/tuần
- Cách phòng tránh bệnh đau lưng đơn giản mà hết sức cần thiết
- Thoái hóa đĩa đệm và những cơn đau đi kèm
- Có thuốc uống điều trị tận gốc bệnh vôi hóa cột sống không?
- Cẩn trọng khi dùng thuốc tiêm chữa viêm khớp
- Cải thiện những cơn đau khớp sau mùa Tết
- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
- Xương khớp nào đau nhức mới đáng lo?