Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?
Các ngón tay tê nhức và mất cảm giác khiến cho việc cầm nắm đồ vật trở nên khó khăn - Đây là biểu hiện đặc trưng của hội chứng ống cổ tay. Khi mắc phải bệnh lý này, bàn tay của bạn có thể trở nên “ngờ nghệch” vô cùng vì đến cả việc đơn giản như cài cúc áo cũng không thể thực hiện một cách gọn gàng.
- Hội chứng ống cổ tay là gì?
- Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay
- Biến chứng không thể xem thường của hội chứng ống cổ tay
- Nguyên nhân nào gây ra hội chứng ống cổ tay?
- Những người có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay cao
- Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay chính xác
- Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào?
- Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay hiệu quả
Bạn sẽ không thể cài áo hay buộc dây giày nếu bị hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng dây thần kinh nằm giữa (nằm trong ống cổ tay) bị chèn ép gây đau nhức và tê ngứa. Vì dây thần kinh giữa đảm nhiệm chức năng cảm giác cho ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần của ngón đeo nhẫn nên khi mắc phải hội chứng này, bàn tay của bạn gần như không cảm nhận được đồ vật.
Tình trạng chèn ép ống cổ tay có thể xảy ra ở cả 2 tay hoặc chỉ 1 bên cổ tay. Vậy nên, bạn hãy theo dõi những triệu chứng cụ thể của hội chứng ống cổ tay dưới đây để kịp thời nhận diện bệnh lý nhé!
Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay
Biểu hiện của hội chứng ống cổ tay rất đặc trưng vì tập trung chủ yếu ở phần cổ tay và các ngón tay. Và dưới đây là những triệu chứng và dấu hiệu đó:
Ngứa hoặc tê
Bạn sẽ cảm thấy ngứa ran và tê ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn. Ngón út ít chịu ảnh hưởng bởi hội chứng ống cổ tay.
Đau nhức
Một cảm giác đau nhức như luồng điện chạy qua những ngón tay rồi lan đến cổ tay và cánh tay. Mức độ đau nhức và tê tăng lên khi bạn lái xe, đánh máy tính hoặc dùng điện thoại...
Tay bị yếu
Bàn tay trở nên yếu và không cảm nhận rõ ràng những thứ tiếp xúc, thế nên dễ làm rơi đồ và gặp khó khăn trong các hoạt động đơn giản thường ngày như cầm nắm đồ vật, buộc dây giày, bấm điện thoại, thắt cà vạt, lái xe…
Cảm giác đau nhức và tê chạy dọc cánh tay do dây thần kinh bị chèn ép
Bị tê bì và đau nhức cổ tay, ngón tay khiến người bệnh không thể thực hiện trơn tru ngay cả những công việc đơn giản nhất. Thêm vào đó, cơn đau là tác nhân khiến người bệnh mất ngủ triền miên dẫn đến suy nhược cơ thể và căng thẳng.
Biến chứng không thể xem thường của hội chứng ống cổ tay
Từ những triệu chứng kể trên đủ thấy, hội chứng ống cổ tay gây ra cho người bệnh rắc rối lớn đến thế nào. Nhưng các bạn cần biết thêm rằng, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:
-
Đau cổ tay và bàn tay mãn tính, thậm chí đau nhức toàn thân.
-
Tăng cảm giác lo âu, căng thẳng, trầm cảm làm giảm chất lượng cuộc sống.
-
Nguy cơ tê liệt và teo cơ làm mất chức năng của các ngón tay.
Cuộc sống sẽ hoàn toàn bị đảo lộn và trì trệ nếu đôi bàn tay buộc phải “nghỉ hưu vĩnh viễn” vì hội chứng ống cổ tay. Vậy nên, đừng tiếc 30 phút đến các bệnh viện xương khớp để thăm khám khi nhận thấy những dấu hiệu lạ ở cổ tay và bàn tay bạn nhé!
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng ống cổ tay?
Ống cổ tay là đường hầm bảo vệ dây thần kinh giữa, được cấu thành từ xương cổ tay và dây chằng ngang. Do cấu trúc này tương đối vững chắc và không thể thay đổi diện tích, thế nên dây thần kinh- Phần mềm nhất là đối tượng chịu tổn hại nhiều nhất khi gặp phải các yếu tố dưới đây:
-
Bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, viêm khớp dạng thấp, suy thận, rối loạn tuyến giáp.
-
Chấn thương cổ tay như gãy xương, phình dây chằng, trật khớp…
-
Hiện tượng giữ nước ở phụ nữ mãn kinh hoặc mang thai.
-
Ảnh hưởng của một số loại thuốc đặc trị ung thư như ung thư vú...
-
Béo phì gây áp lực lên ống cổ tay.
-
Cổ tay bị căng thẳng và cố định bởi các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần như gõ bàn phím, di chuột, chơi đàn piano…
-
Lối sống thiếu khoa học như thường xuyên hút thuốc lá, lười vận động...
Nữ giới có tỷ lệ bị hội chứng ống cổ tay cao hơn nam giới, có thể là do diện tích ống cổ tay của họ hẹp hơn. Ngoài ra, di truyền cũng được xem là yếu tố nguy cơ khiến mức độ mắc bệnh lý này có sự chênh lệch lớn giữa các dân tộc.
Những người có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay cao
Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp 3 lần so với nam giới. Và bệnh thường xuất hiện ở nhóm tuổi từ 30 - 60 tuổi, đặc biệt là những người hoạt động trong các lĩnh vực sau:
-
Chế tạo máy móc
-
Dây chuyền lắp ráp công nghiệp
-
Văn phòng và công nghệ thông tin
-
Công trình xây dựng
Nhân viên văn phòng dễ bị hội chứng ống cổ tay
Những người làm việc trong các ngành nghề này có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao bởi công việc tập trung phần lớn ở cổ tay.
Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay chính xác
Tùy vào mức độ biểu hiện của các triệu chứng, bác sĩ có thể tiến hành một hoặc nhiều xét nghiệm khác nhau để đi đến kết luận bạn có bị hội chứng ống cổ tay hay không?
Kiểm tra thể chất
Sau khi hỏi bệnh nhân một số vấn đề như ngón út có bị mất cảm giác không? Bạn có thường bị tỉnh giấc giữa đêm do đau nhức cổ tay hay các ngón tay không? Ngón tay có bị tê, khó cử động mỗi sáng thức dậy không?... bác sĩ sẽ kiểm tra cảm nhận của các ngón tay và sức mạnh của khớp cổ tay thông qua các động tác:
-
Uốn cong cổ tay
-
Ấn vào dây thần kinh
-
Cầm nắm hoặc nâng vật nặng bằng bàn tay
Mỗi bệnh nhân sẽ có những phản ứng khác nhau đối với các bài kiểm tra này. Và dựa vào đó, bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh lý của từng người.
Đo dẫn truyền thần kinh
Xét nghiệm dẫn truyền thần kinh có thể đo tốc độ dẫn truyền của các xung thần kinh ở cổ tay. Nếu xung thần kinh khi truyền đến bàn tay chậm hơn bình thường thì nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay của bạn khá cao.
Thông thường, để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến khớp xương, bác sĩ sẽ áp dụng xét nghiệm hình ảnh. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với xác định hội chứng ống cổ tay.
Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào?
Dựa vào mức độ đau, tê và yếu ở cổ tay cùng các ngón tay, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị thích hợp, bao gồm phẫu thuật và không phẫu thuật:
Điều trị không phẫu thuật
-
Uống hoặc tiêm thuốc giảm đau chống viêm
-
Nẹp giữ cổ tay, nhất là vào ban đêm
-
Tiêm thuốc giảm đau vào ống
-
Tập trung chữa trị các bệnh lý như tiểu đường hoặc viêm khớp (nếu có)
-
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau tay
Điều trị phẫu thuật
Mục đích của phẫu thuật hội chứng ống cổ tay là cắt dây chằng ngang cổ tay để giải phóng dây thần kinh giúp loại bỏ tận gốc cơn đau nhức và tê buốt ở tay. Bạn có thể lựa chọn phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.
Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi ít đau và nhanh bình phục hơn so với phẫu thuật mở bởi vết thương nhỏ. Vậy nên, bác sĩ chuyên khoa khuyến khích bệnh nhân mổ nội soi để rút ngắn thời gian nghỉ dưỡng cũng như đảm bảo thẩm mỹ hậu phẫu.
Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay hiệu quả
Mặc dù không thể chặn đứng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay, thế nhưng nếu bảo vệ cơ xương khớp cổ tay đúng cách sẽ giúp giảm tránh và phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả. Dưới đây là những điều bạn cần làm để giữ cho cổ tay luôn khỏe mạnh:
-
Tránh hoạt động cường độ cao ở cổ tay
-
Không giữ cổ tay bất động quá lâu khi làm việc
-
Tập trung điều trị bệnh lý liên quan đến hội chứng ống cổ tay
-
Khi chơi thể thao nên đeo bảo hộ cổ tay để tránh chấn thương
-
Tập các bài tập tăng cường độ dẻo dai cho khớp cổ tay
Đặc biệt, bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng cơ xương khớp từ bên trong đang là xu hướng chăm sóc và bảo vệ xương khớp hiệu quả.
Theo thời gian, xương khớp của ai rồi cũng sẽ “rệu rã”, đặc biệt là những vị trí cử động tần suất cao như cổ tay. Do đó, bên cạnh việc bảo vệ từ bên ngoài thì chúng ta nên chăm sóc xương khớp từ bên trong bằng những dưỡng chất có khả năng thúc đẩy sản sinh và làm chậm lão hóa các thành phần cấu tạo nên sụn và xương dưới sụn.
Chăm sóc xương khớp từ bên trong giúp phòng ngừa hội chứng ống cổ tay hiệu quả
Một trong những tinh chất chuyên biệt dành cho xương khớp là ứng cử viên hàng đầu được giới chuyên gia khuyên dùng là PEPTAN. Theo GS.TS.TTND Nguyễn Việt Tiến (Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh):
![]() | Peptan là một loại Peptide cao cấp chứa hơn 97% Protein, không có chất béo và Carbohydrate. Dưỡng chất này tác động lên quá trình tái sinh sụn khớp, phục hồi xương dưới sụn giúp ngăn chặn thoái hóa khớp cũng như làm chậm sự khởi phát và độ nặng của quá trình thoái hóa khớp. Theo GS.TS.TTND Nguyễn Việt Tiến |
Hội chứng ống cổ tay không khó chữa trị nhưng nếu việc điều trị chậm trễ hoặc không phù hợp có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viễn, dẫn đến tàn tật và mất chức năng tay.
Vậy nên, nếu nhận thấy các ngón tay hay đau nhức và tê như điện giật, bạn hãy đến ngay bệnh viện xương khớp để kiểm tra hội chứng ống cổ tay nhé!
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Đau mỏi vai gáy cổ là biểu hiện của những bệnh gì?
- Hiệu quả của dầu cá đối với khớp
- Biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gai khớp đầu gối
- Những sai lầm cần tránh để bảo vệ đầu gối
- Phòng ngừa nhức mỏi tay, cổ, vai khi dùng máy tính, điện thoại?
- Viêm màng não do tiêm thuốc cải thiện đau lưng
- Cách cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống (cột sống) cổ
- Những dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp
- Viêm khớp cùng chậu: Nguyên nhân và cách điều trị - Jex Max
- Bệnh thoái hóa cột sống lưng nên ăn gì
- Nguyên nhân và cách phòng đau lưng ở người cao tuổi
- Các bài tập hỗ trợ chữa đau khớp tay hay nhất