Giảm đau khớp mà không cần dùng thuốc
Thời tiết thay đổi khiến người mắc các bệnh xương khớp khổ sở. Nếu biết một số thói quen cần hạn chế và một số mẹo giảm đau tại nhà, người bệnh có thể tự làm dịu cơn đau khớp mà không cần dùng các loại thuốc giảm đau tức thời ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì sao bệnh đau nhức xương khớp thường có tỷ lệ tàn tật cao
Theo các chuyên gia, viêm khớp là một trong những dạng bệnh mạn tính có tỷ lệ tàn phế cao nhất và thực tế có rất nhiều người đã trở nên tàn tật vì căn bệnh này, dẫn đến giảm và mất khả năng lao động sinh hoạt và lao động hàng ngày. Mô tả chi tiết của PGS.TS Đặng Hồng Hoa (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) sẽ giúp bạn nắm bắt được bản chất cũng như triệu chứng đặc trưng của viêm khớp:
Viêm khớp là thuật ngữ chung dùng để chỉ các bệnh lý về khớp (thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm trùng…), thường xảy ra ở khuỷu tay, các ngón tay, chân và đầu gối.
Phần khớp bị viêm thường có triệu chứng đau, sưng, tấy đỏ, khi dùng tay chạm vào cảm thấy nóng, kèm theo hiện tượng cứng khớp, khớp kêu răng rắc, lục khục khiến cho việc lao động, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân gặp nhiều cản trở. Ngoài ra, người bệnh cũng có các triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, nóng sốt, ăn không ngon…
Viêm khớp, đau nhức khớp có nhiều nguy cơ cao đưa đến tàn tật nếu không được điều trị kịp thời
hoặc điều trị sai phương pháp
Mưa lạnh, ẩm thấp đau tăng, thường hay tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết. Bệnh âm ỉ kéo dài, thường kèm theo các rối loạn khác như rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ăn uống kém…
Nguyên nhân của bệnh là do ổ khớp có rất ít mạch máu, chủ yếu hoạt động là do thẩm thấu. Vì vậy, những ổ khớp nào có nhiều mạch máu lưu thông thì ít bị đau và ngược lại. Mùa này vừa ẩm thấp, lại lạnh gây co mạch, làm máu lưu thông kém làm khớp bị loạn dưỡng và gây đau, tê cứng…
Xem thêm
Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp là do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh là Phong - Hàn - Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc - cơ - khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn không thông gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây đau.
Càng xoa bóp càng hỏng khớp
Chuyên gia Kha cho biết, nhiều người đã rất sai lầm khi thấy đau là xoa bóp, điều đó sẽ rất có hại, làm cho các khớp đau thêm. Xoa bóp có thể có ích trong một số trường hợp, với tác dụng làm giảm cơn co cứng. Tuy nhiên, không bao giờ được xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau…).
Xoa bóp chỉ thích hợp cho những trường hợp
Khi đau có thể dùng châm cứu để giảm đau. Các biểu hiện bệnh lý tại khớp xương như sưng, đau, mỏi, nặng, phù, biến dạng khớp… cũng được xem là sự bế tắc, không thông, tắc nghẽn khí huyết nên sinh ra triệu chứng sưng, đau nhức… vì vậy châm cứu cũng được xem là một biện pháp hỗ trợ tốt.
Cách giảm đau và phòng ngừa
Bạn hãy ngâm chân với nước ấm 1 lần/ ngày, mỗi lần ngâm từ 15 - 30 phút. Bạn có thể pha thêm vào đó một chút muối và gừng, hỗn hợp này sẽ giúp làm ấm đôi chân, tăng cường tuần hoàn máu, giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức.
Châm cứu có thể hỗ trợ giảm đau cho người bệnh xương khớp
Ngoài ra, những người bệnh bị đau khớp, viêm khớp dạng thấp, thấp tim cần lưu ý không nên ra ngoài khi trời lạnh. Độ ẩm không khí cao là nguy cơ gây đau, sưng. Hãy luôn giữ ấm bàn chân để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.
Khi bị đau, cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng (khi người bệnh không có bệnh lý gì đặc biệt): tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), tắm nóng từng phần (những người không tắm được toàn thân hay đau khớp cục bộ, tay chân…), đắp nóng hoặc chườm nóng, dùng đèn hồng ngoại…
Đối với tắm nóng, nhiệt độ nước từ 30 - 40°C, thời gian tắm từ 15 – 20 phút. Nước nóng có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn ngoại vi, tạo thư giãn cơ, giảm cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thực hiện một số cử động chủ động của khớp trong nước. Đắp nước nóng bằng túi chườm nóng vào vị trí khớp bị đau (một hoặc cả hai khớp). Thời gian đắp tối đa 20 phút. Đèn hồng ngoại đặt cách da 60 cm, thời gian chiếu tối đa 30 phút…
Tắm nước nóng cũng có tác dụng giảm đau
ThS Đỗ Sĩ Hùng (Trưởng khoa Vật lý trị liệu Trung tâm Cơ Xương khớp - Bệnh viện E Hà Nội) nhấn mạnh: Nghỉ ngơi có tác dụng giảm đau ở người bệnh viêm khớp mạn tính và trong nhiều trường hợp có thể làm lui cơn bệnh. Đây cũng là lý do quan điểm cải thiện trước đây thường xuyên cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường.
Nếu khớp đau do nguyên nhân cơ học như đau dây chằng hoặc lớp sụn thì nghỉ ngơi hoặc bất động khớp đó – là cách cải thiện tốt nhất. Tuy nhiên, việc nằm lâu một chỗ cũng tạo ra các nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng vận động và gây ra những thương tật thứ cấp. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể di chuyển nhẹ nhàng để tránh co rút khớp.
Tuy nhiên, các chuyên gia đều khuyên, nếu sau vài ngày áp dụng các biện pháp này, không thấy thuyên giảm hoặc giảm rất ít, người bệnh nên đến cơ sở y tế để khám khắc phục bệnh, không nên tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Các bệnh liên quan đến khớp thông thường là bệnh mãn tính, quá trình đau nhức kéo dài. Nhiều người bệnh vì muốn giảm nhanh triệu chứng thường ghé tiệm thuốc mua các liều hoặc các viên giảm đau.
Nhưng mà “giục tốc thì bất đạt” - uống những loại thuốc giảm đau này trong nhiều ngày sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày và tim mạch. Hầu hết các bệnh xương khớp đều có nguyên nhân sâu xa là sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.
Vì vậy, muốn giảm đau an toàn cần phải ngăn chặn từ gốc sự tổn thương này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra PEPTAN - là một phát minh vượt trội trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Bổ sung PEPTAN đều đặn mỗi ngày, giúp xương khớp chắc khỏe, giảm đau an toàn và cải thiện vận động hiệu quả.
Hòa Minh
Xem thêm
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Bệnh viêm cột sống: Những điều cần phải biết
- Nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ đi bộ
- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
- Những dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp
- Collagen Type 2 là gì? Có tác dụng gì đối với xương khớp?
- Khớp gối viêm đau, khỏi nhanh hay chậm là do bạn
- Bệnh Gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để kiểm soát cơn đau hiệu quả?
- Bệnh loãng xương ở nam giới có bụng bia
- Đau khớp ngón tay nên uống thuốc gì?
- Bệnh đau thần kinh tọa được gây ra bởi thoái hóa cột sống
- Cẩn thận khi dùng đông y, thuốc nam cải thiện gai cột sống
- Chứng cong vẹo cột sống