Đừng xem thường cơn đau nhức xương khớp chân
Theo thống kê cho thấy, có đến 24% người sau tuổi trưởng thành gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp chân. Tỉ lệ này ngày càng tăng lên theo tuổi tác và nữ giới chiếm nhiều hơn nam giới. Đối với xương khớp chân, những vị trí dễ bị thoái hóa, gây đau, cứng khớp cho người bệnh là gót chân, cổ chân và ngón chân cái.
Xương khớp chân, cấu tạo phức tạp và dễ tổn thương
Để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và giúp cơ thể đứng vững, bàn chân và cổ chân có cấu trúc khá phức tạp, gồm 26 chiếc xương nhỏ, 33 sợi gân, cơ, dây chằng và 33 phần sụn khớp. Các bộ phận phối hợp linh hoạt tạo ra độ cong để chân có thể thích ứng với mặt đất, cơ thể khi di chuyển.
Tuy nhiên, theo qui luật tự nhiên, các bộ phận trong cơ thể dần bị thoái hóa và khớp không là ngoại lệ. Các chấn thương nhỏ do chơi thể thao, do nghề nghiệp bắt buộc phải đi lại nhiều hoặc đứng lâu một chỗ… cũng khiến khớp sớm bị quá tải và hư tổn. Đặc biệt, tăng cân không kiểm soát cũng như thói quen mang giày cao gót là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp chân ở những đối tượng trẻ, dù chỉ mới ở tuổi 30.
Đối với xương khớp chân, những vị trí dễ bị thoái hóa, gây đau, cứng khớp cho người bệnh là gót chân, cổ chân và ngón chân cái. Thống kê cho thấy, có đến 75% người đau nhức khớp chân đều gặp khó khăn trong những hoạt động thường ngày như đi lại, đứng lên ngồi xuống… Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức, khó di chuyển thường âm ỉ kéo dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một số biểu hiện của đau nhức xương khớp chân
Khi phần sụn khớp của bàn chân bị hư tổn, người bệnh sẽ bị đau vùng khớp thoái hóa, làm khớp khó cử động, đi lại khó khăn và nhất là cảm giác đau đớn khi đứng lên, ngồi xuống. Cơn đau có thể chỉ nhói lên, hay xuất hiện khi vận động gắng sức, hoặc khi có những tác động lực vào vùng khớp bị thoái hóa. Cơn đau tăng nếu hoạt động quá mức và chỉ giảm khi nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng cứng khớp vào buổi sáng, làm giới hạn cử động khớp và đi lại khó khăn.
Nếu tình trạng đau, cứng khớp kéo dài mà không được cải thiện từ sớm, chức năng khớp sẽ giảm dần theo thời gian, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, thậm chí gây biến dạng xương bàn chân.
Để chăm sóc sụn khớp chân từ gốc
Các chuyên gia y tế cảnh báo, ngay khi xuất hiện những cơn đau nhức bất thường tại các khớp chân như bàn chân, gót chân, cổ chân… người bệnh nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị sớm. Song song đó, cũng cần vận động nhẹ nhàng phù hợp với mức độ thoái hóa của sụn khớp cũng như một chế độ dinh dưỡng thích hợp để làm giảm đau nhức các khớp, cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Gần đây, những tiến bộ của ngành sinh học phân tử đã giúp các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về cơ chế thoái hóa khớp và khẳng định, ngăn ngừa từ gốc thoái hóa sụn khớp chính là cách khắc phục lâu dài cho những cơn đau nhức xương khớp chân.
Theo đó, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu InterHealth (Hoa Kỳ), bằng công nghệ sử dụng nhiệt độ thấp không enzyme đã chiết xuất thành công dưỡng chất sinh học collagen type 2 không biến tính có tác dụng tái tạo mô sụn tại các khớp đang bị tổn thương, đồng thời ngăn ngừa quá trình phá hủy sụn khớp. Collagen type 2 không biến tính được chứng minh có tác dụng ức chế quá trình viêm trong khớp thông qua cơ chế tác động lên tế bào T - điều hòa chuyên biệt sẽ điều chỉnh đáp ứng miễn dịch cải thiện các triệu chứng do tình trạng thoái hóa khớp gây ra. Kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Quốc tế (International Journal of Medical Science) cho thấy, Collagen type II không biến tính làm giảm tình trạng cứng khớp và khó vận động là 33%, tình trạng đau nói chung giảm đến 40%, những ảnh hưởng của cơn đau đối với hoạt động hằng ngày giảm 20%, chỉ sau 90 ngày sử dụng.
Không dừng lại ở đó, dưỡng chất sinh học này còn có tác dụng bảo vệ khớp ở cả những người khỏe mạnh, chưa có các triệu chứng thoái hóa khớp. Từ đó, Collagen type 2 không biến tính có tác dụng phòng, cải thiện các cơn đau nhức xương khớp an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện khả năng hoạt động hằng ngày cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Bảo Duy
Giày cao gót được nhiều phụ nữ ưa chuộng vì chúng giúp vóc dáng trông thon thả và quyến rũ hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cảnh báo, đi giày cao gót có thể gây stress và áp lực lên bàn chân, mắt cá chân và lưng… Theo thời gian, tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiều bệnh khác. Vậy làm cách nào để giúp chân thư giãn? Bạn nên tìm hiểu thêm trong bài viết: Giúp chân đỡ đau vì giày cao gót
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Không nên coi thường bệnh thoái hoá khớp
- Các phương pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm
- Cây dền gai, xương rồng, hạt đu đủ có cải thiện gai cột sống?
- Cách bổ sung canxi cho người cao tuổi loãng xương
- 5 nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp gối
- Bài tập thể dục cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
- Chứng đau cổ tay ở dân văn phòng
- Xẹp đĩa đệm cột sống cải thiện như thế nào ?
- Cải thiện viêm khớp háng ở người già, phụ nữ - Lưu ý gì?
- Những cách chữa đau khớp chân đã được khoa học kiểm chứng
- Phác đồ điều trị thoái hóa khớp: Giảm đau và làm chậm thoái hóa
- Bệnh đau nhức xương khớp lúc giao mùa