Đối phó với bệnh khớp mùa nắng nóng
“Gối của tui đau và sưng, làm ngày nào tui cũng phải tắm đến hai lần mới thấy mát trong người” - một bệnh nhân nữ 64 tuổi đến khám bệnh vì đau, sưng khớp gối do thoái hóa đã khai như thế, khi mà mùa nắng đang bắt đầu.
Thực ra, tình trạng thoái hóa khớp gối của bà cụ đã được biết từ lâu nhưng vì vẫn chịu đựng được nên không đi khám bệnh. Thời tiết vào mùa nắng nóng, không chỉ riêng khớp mà cả người đều thấy nóng khó chịu. Một khi cả người đã thấy khó chịu thì cơn đau và sưng ở khớp cũng tăng thêm. Đây là lý do tại sao mùa nóng có nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp phải đi khám bệnh.
Thoái hóa khớp chiếm tỉ lệ cao trong bệnh khớp
“Khi tuổi thọ con người gia tăng, các bệnh về xương khớp ngày trở nên phổ biến, trong đó thoái hóa khớp chiếm một tỉ lệ rất cao: 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi. Bệnh không gây tử vong nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sụt giảm khả năng lao động, cải thiện lâu dài, là gánh nặng về kinh tế - tinh thần cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội” - TS Tăng Hà Nam Anh cho biết.
Thoái hóa khớp là tình trạng hư hại sụn khớp không hồi phục, đồng thời phần xương dưới sụn cũng hư tổn, thoái hóa, bị thay đổi cấu trúc và hình dạng. Sụn khớp chính là thành phần trắng, giòn bao bọc hai đầu xương của một khớp. Sụn khớp bao gồm thành phần chất nền tạo nên sụn khớp mà chủ yếu là collagen type 2. Thành phần chất nền được tạo nên bởi tế bào sụn (số lượng tế bào sụn rất ít chỉ khoảng 2% trọng lượng khô của sụn và không có khả năng phân chia, hồi phục khi bị tổn thương).
Trong khi đó, xương dưới sụn là phần nằm ngay bên dưới sụn khớp, có chức năng nâng đỡ sụn, hỗ trợ sụn khớp trong việc chống sốc, giảm áp lực để khớp vận động bình thường, cung cấp dưỡng chất và thúc đẩy sự chuyển hóa tại sụn khớp.
TS Tăng Hà Nam Anh
Sụn khớp và xương dưới sụn bị hư hại do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tuổi tác, khiêng vác quá nặng, béo phì, ngồi xổm, leo cầu thang hay leo dốc nhiều, chấn thương khớp hoặc có thể do chấn thương lặp đi lặp lại như trong trường hợp bị đứt dây chằng khớp. Điều đáng lo ngại là, khi bị tổn thương thì sụn và xương dưới sụn sẽ tác động tiêu cực lên nhau, làm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp.
Nắng nóng gia tăng khó chịu ở bệnh nhân khớp
Chuyên gia Nam Anh khuyến cáo: “Nắng nóng không làm tình trạng hư sụn khớp nặng hơn nhưng bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu hơn với cơn đau do thoái hóa khớp. Nhiệt độ không khí tăng làm cho bệnh nhân với khớp bị thoái hóa có viêm màng bao khớp gây sưng tràn dịch cảm thấy đau nhiều hơn và có cảm giác giống như bị sốt - nhưng thực tế khi đo nhiệt độ không thấy cao”.
Trong những ngày sắp tới, tình trạng nắng nóng còn tiếp diễn và ngày càng nóng hơn. Những bệnh nhân bị thoái hóa khớp sẽ cảm thấy khó chịu hơn. Do đó, việc cải thiện là rất cần thiết cho những bệnh nhân đã có tình trạng thoái hóa khớp.
“Các biện pháp giảm thiểu cơn đau khớp không dùng thuốc như: trang phục quần áo nhẹ, thoáng, ăn uống đầy đủ, nhất là cung cấp nước cho cơ thể tránh tình trạng thiếu nước ở người già cũng góp phần hết sức quan trọng trong việc chống lại các cơn đau của bệnh khớp” - lời khuyên từ chuyên gia Nam Anh.
Người già nên mặc áo thông thoáng, uống nhiều nước để chống mất nước
Việc dùng thuốc cải thiện sẽ bao gồm các thuốc kháng viêm giảm đau, các thuốc làm chậm lại quá trình hư hại sụn khớp và xương dưới sụn.
Cải thiện từ gốc thoái hóa sụn khớp và xương dưới sụn
Ngăn ngừa từ gốc thoái hóa sụn khớp và xương dưới sụn chính là các thức khắc phục lâu dài cho những cơn đau nhức. Theo đó, gần đây các nhà khoa học Mỹ sau nhiều nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử tế bào đã phát minh ra dưỡng chất sinh học Peptan đặc hiệu cho khớp trong việc bảo vệ, phục hồi cùng lúc sụn khớp và xương dưới sụn. Peptan chứa các loại a xít amin quý với tỷ lệ tối ưu và độ tinh chiết cao, được chứng minh hơn 90% thành phần sẽ được tiêu hóa và hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi sử dụng bằng đường uống, nhanh chóng có mặt trong mô liên kết tại sụn để thúc đẩy tổng hợp nhiều hơn các chất nền của sụn là Collagen và Aggrecan, đồng thời làm gia tăng đáng kể hoạt động của tế bào tạo xương, cải thiện mật độ khoáng và sự bền chắc của xương dưới sụn.
Từ đó, Peptan giúp ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp từ gốc, giúp giảm đau, rút ngắn thời gian sử dụng các chất kháng viêm giảm đau không steroide, làm giảm nguy cơ loét dạ dày tá tràng cũng như giúp cải thiện các triệu chứng khác của tình trạng thoái hóa khớp.
Anh Khoa
nguồn congan.com.vn
Đau nhức xương khớp là triệu chứng thường gặp. Bệnh dễ tái phát và đau tăng khi trời lạnh có thể dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp. Tìm hiểu thêm bạn nên xem bài viết: Mùa lạnh đau nhức xương dễ tái phát
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Diễn biến bệnh viêm khớp ở người trẻ
- Những biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp
- Dinh dưỡng, vận động đúng cách cho người bệnh xương khớp
- 7 loại thực phẩm tốt nhất cho xương chắc khỏe
- Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết hội chứng ống cổ tay
- Những loại thực phẩm nào tốt cho xương khớp?
- Những thực phẩm giúp giảm đau khớp gối
- Các loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cột sống giảm đau lưng, cổ
- Cách cải thiện viêm đa khớp cấp tính, mãn tính
- Chăm sóc bệnh đau khớp gối ở người cao tuổi
- Những người dễ bị đau nhức xương khớp bàn tay, ngón tay
- Chăm sóc sụn khớp giúp làm chậm quá trình thoái hóa