Dùng thuốc giảm đau tức thì là giải pháp được nhiều người lựa chọn để “cắt” nhanh cơn đau nhức tay chân, đau nhức xương khớp mùa lạnh. Tuy nhiên, những tác dụng phụ như đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận, ... thậm chí là nhồi máu cơ tim và đột quỵ (trường hợp NSAID) đang đe dọa tính mạng người bệnh mà ít ai biết. Các chuyên gia cũng cảnh báo nếu để các cơn đau xương khớp kéo dài mà không chăm sóc đúng cách để sụn và xương dưới sụn hư tổn nặng thì người bệnh có nguy cơ bị tàn phế!
Giảm đau xương khớp không đúng cách: bệnh “chồng” thêm bệnh
Thời tiết chuyển sang mùa lạnh là nỗi ám ảnh của những bệnh nhân đau nhức xương khớp, đặc biệt là người cao tuổi. Đây cũng là thời điểm “bùng phát” các ca nhập viện vì bệnh khớp và các biến chứng do giảm đau không đúng cách.
Chưa đầy một tháng mà chị Minh Phương (37 tuổi, Bắc Giang) phải nhập viện hai lần vì bệnh khớp. Chị kể, thời gian gần đây, chị đột ngột bị đau khớp gối khi lên xuống cầu thang, cơn đau ngày càng tăng lên nên chị không thể đi lại hay làm việc. Sẵn trong nhà có thuốc giảm đau loại uống khi đau răng, đau đầu, chị uống thuốc thấy nhanh hết đau nên mỗi lần đau là chị lại uống cho đến khi... nhập viện vì bị xuất huyết dạ dày.
Đang nằm tại bệnh viện Đại học Y Dược do không thể đi lại được trong mấy ngày qua, bác Lê Thị Bảy (65 tuổi, Kiên Giang) tỏ vẻ hối hận: “Mỗi lần thời tiết chuyển lạnh là khớp tay và chân của tui lại đau buốt không chịu nổi. Ai mách bảo chỗ nào tui cũng đi, thuốc gì tui cũng uống. Gần đây, chân đau quá không ngủ được nên tui đến phòng mạch gần nhà chích thuốc. Mới chích có hai mũi mà chân sưng lên, không đi lại được nên phải lên đây.”
![đau nhức xương khớp mùa lạnh]()
Nỗi ám ảnh của bệnh nhân thoái hóa khớp mùa mưa lạnh
Theo các chuyên gia, khi vào mùa mưa, lạnh, nhiệt độ hạ xuống đột ngột, cơ thể có xu hướng cố dự trữ năng lượng khiến việc lưu thông máu kém hơn bình thường, đồng thời cũng làm giảm lưu thông của dịch khớp - có vai trò như tấm đệm hạn chế sự cọ xát giữa các đầu xương. Với bệnh nhân thoái hóa khớp, khi sụn khớp và xương dưới sụn đã bị tổn thương kèm theo sự sản xuất dịch khớp giảm đi khiến cho sự cọ xát giữa các đầu xương tăng lên, gây đau nhiều hơn.
Mặt khác, vào mùa mưa, áp suất khí quyển giảm và độ ẩm tăng khiến cho các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh sụn khớp và xương dưới sụn hư tổn nên bệnh nhân cảm nhận rõ hơn các cơn đau, đặc biệt với người thoái hóa khớp nặng sẽ thấy đau dữ dội khi vận động.
Những lúc này, người bệnh thường tìm cách “cắt” cơn đau như uống/tiêm thuốc giảm đau nhanh, châm cứu, vật lý trị liệu… có thể làm hết cơn đau ngay nhưng không tác động vào nguyên nhân gốc là sự hao mòn sụn khớp và xương dưới sụn khiến sụn khớp và xương dưới sụn không được bảo vệ càng hư tổn trầm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài khiến cho các khớp bị dính lại, biến dạng thì có nguy cơ tàn phế cao.
Tại sao bệnh đau xương khớp tiến triển nhanh ?
Cho đến nay, việc chẩn đoán và cải thiện đau nhức xương khớp vẫn là một thách thức lớn bởi bệnh diễn tiến rất âm thầm, ít có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Theo TS Tăng Hà Nam Anh, các biểu hiện đau nhức xương khớp, thường gặp nhất là đau nhức toàn thân, tay chân, đau khớp gối bị nhầm lẫn với đau nhức do sinh hoạt. Vì thế, người bệnh thường bỏ qua giai đoạn bệnh ban đầu làm mất đi cơ hội khắc phục sớm khá dễ dàng. Đến khi xuất hiện những triệu chứng như đau nhức tăng nặng, sưng tấy, vận động khó khăn... thì có thể sụn khớp đã bị bào mòn, vùng xương dưới sụn đã tổn thương nặng, cấu trúc thay đổi… khi đó quá trình hồi phục sẽ rất khó khăn và tốn kém.
Sụn khớp và xương dưới sụn tổn thương nặng khiến người bệnh vận động khó khăn
Việc người bệnh đau nhức xương khớp khi trời lạnh vừa là nỗi khổ của bệnh nhân nhưng cũng là một cơ hội "đo" tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn của họ. Nếu có các cơn đau nhức ở xương, khớp vào thời điểm trước và trong khi thời tiết trở lạnh, mưa ẩm thì có nghĩa là đã rất cần thiết phải chăm sóc sụn và xương dưới sụn bên cạnh việc giảm đau một cách an toàn.
Do đó, việc phòng bệnh từ gốc hay nói cách khác làm thế nào tái tạo cũng như phục hồi sụn khớp và xương dưới sụn để duy trì cấu trúc khớp mới là cách đối phó với chứng đau nhức xương khớp an toàn và hiệu quả.
Giải pháp mới cho bệnh đau xương khớp
Hiện nay, phần lớn những người gặp vấn đề về khớp thường bổ sung dưỡng chất như glucosamine hay chondroitin. Tuy nhiên, các chất này thường bị thất thoát khi vào cơ thể trước khi đến được với sụn khớp và xương dưới sụn khiến quá trình cải thiện tốn kém mà hiệu quả chưa cao. Mặt khác, không phải ai cũng dùng được glucosamine, đặc biệt những người dị ứng hải sản, bệnh lý nhiễm khuẩn tai – mũi – họng, tiểu đường, rối loạn đông máu, tăng huyết áp… càng phải thận trọng.
Vì thế, việc phát minh ra tinh chất PEPTAN có trong sản phẩm JEXMAX được xem là giải pháp tiên tiến trong hỗ trợ phòng và cải thiện bệnh lý xương khớp khi tác động trực tiếp vào sụn khớp và xương dưới sụn.
Kết quả kiểm định lâm sàng đăng trên tạp chí Journal of Nutrition số 129 (Mỹ) cho thấy, hơn 90% thành phần PEPTAN sẽ được cơ thể hấp thu trong 12 giờ và nhanh chóng có mặt trong mô liên kết tại sụn và xương dưới sụn giúp tổng hợp nhiều hơn các thành phần chất nền cho xương khớp là Collagen và Aggrecan. Đồng thời, PEPTAN cũng kích thích các tế bào tạo xương tăng cường hoạt động, giảm thiểu tình trạng hủy xương, mất xương, cải thiện mật độ khoáng của xương, giúp bảo vệ và phục hồi xương dưới sụn một cách hiệu quả, từ đó giúp giảm đau xương khớp nhanh chóng và an toàn.
Đặc biệt, JEXMAX chứa PEPTAN và các tinh chất quý từ thiên nhiên có thể sử dụng lâu dài mà không gây kích ứng dạ dày, thần kinh, an toàn cho cả người bệnh tiểu đường, tim mạch và cao huyết áp.
Trần Lê