Đau nhức các khớp ngón tay cảnh báo điều gì
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đôi lần gặp phải tình trạng đau nhức các khớp ngón tay, đặc biệt là đau khớp ngón tay khi ngủ dậy. Đây là biểu hiện thường gặp do bạn nằm ngủ sai tư thế, đè lên tay hoặc do những mệt mỏi của ngày hôm trước đưa tới. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nhức khớp ngón tay xảy ra thường xuyên và kéo dài khiến cử động khó khăn thì bạn cần lưu tâm hơn để biết khớp ngón tay bị đau cảnh báo điều gì?
Khớp ngón tay đau do viêm xương khớp
Hiện tượng đau khớp ngón tay có thể bắt đầu ở từng ngón như đau nhức khớp ngón tay cái, đau khớp ngón tay trỏ, bị đau khớp ngón tay giữa hay đau khớp ngón tay út. Đau còn kèm theo bị sưng khớp ngón tay làm người bệnh khó cầm nắm hay cử động bàn tay, ngón tay. Rơi vào trường hợp này, người bệnh không khỏi thắc mắc: đau nhức đầu ngón tay là bệnh gì, đau khớp ngón tay cái là bệnh gì,… Dưới đây là những bệnh lý có thể làm bạn bị đau nhức khớp ngón tay.
1. Đau khớp ngón tay do thoái hóa:
Thoái hóa khớp ngón tay là lời giải đáp đầu tiên cho câu hỏi đau khớp ngón tay là bệnh gì. Do các khớp bị thoái hóa, sụn và xương dưới sụn bị hư tổn, bao hoạt dịch khớp giảm tiết dịch, nhất là sau một đêm dài, các khớp không vận động, giảm linh hoạt, cứng khớp nên khi ngủ dậy cảm thấy đau nhức.
2. Đau khớp ngón tay do viêm đa khớp:
Ngoài nguyên nhân do xương khớp bị thoái hóa thì bệnh sưng khớp ngón tay có thể là lời cảnh báo do viêm đa khớp. Lúc này, các khớp ngón tay bị sưng tấy, ấn vào rất đau, hai bàn tay run rẩy không thể cầm nắm như bình thường.
3. Thiếu hụt canxi:
Sự thiếu hụt canxi cũng là một trong các nguyên nhân gây đau khớp ngón tay, đặc biệt là ở những người cao tuổi, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
Ngoài ra, đau nhức khớp ngón tay đôi khi bắt nguồn từ chấn thương trong sinh hoạt, gãy xương, do làm việc quá sức hoặc một số bệnh rối loạn chuyển hoá như bệnh đái tháo đường cũng có thể gây đau nhức các khớp ngón tay.
Xoa bóp nhẹ giúp giảm đau các khớp ngón tay
Để biết đau ở đầu ngón tay là bệnh gì, bạn nên đến khám ở các cơ sở y tế có khoa cơ xương khớp để được tư vấn cải thiện cụ thể. Sau mỗi buổi sáng ngủ dậy, bạn nên tập nhẹ nhàng các khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay. Khi bị cứng khớp, người bệnh không nên cố gắng cử động mà cần xoa bóp nhẹ nhàng giúp máu lưu thông và cơ giãn dần. Trong quá trình làm việc, chúng ta nên có thời gian nhất định để bàn tay được nghỉ ngơi, không làm việc liên tục nhiều giờ liền. Một mẹo cực đơn giản để giảm thiểu hiện tượng nhức khớp ngón tay là ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý ấm 10 phút/ 1 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Đặc biệt, người bệnh được khuyên nên bổ sung các sản phẩm cung cấp dưỡng chất giúp tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, điển hình là tinh chất PEPTAN để làm chậm quá trình thoái hóa khớp vì đây là nguyên nhân chính gây đau nhức các khớp ngón tay.
Nhất Lan
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Cẩn trọng khi chữa thoái hóa khớp bằng bài thuốc dân gian
- Bệnh đau thần kinh tọa được gây ra bởi thoái hóa cột sống
- Đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi
- 5 nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp
- Thuốc trị thoái hóa cột sống: Đừng thờ ơ với tác dụng phụ!
- Triệu chứng và cách phòng ngừa thoái hóa khớp háng
- Chọn thuốc chữa cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm duy trì sức khỏe từ gốc
- Bệnh thoái vị đĩa đệm cột sống cổ ở dân văn phòng
- Phòng tránh bệnh thường gặp nơi công sở
- Nguyên nhân của bệnh viêm khớp và thấp khớp
- Cách cải thiện bệnh lao xương khớp
- Viêm khớp gối có nguy hiểm không?