Đau cổ tay lâu ngày không khỏi phải làm gì, khám ở đâu?
Biểu hiện của đau cổ tay lâu ngày không khỏi
Thường chơi cầu lông vào mỗi sáng, dạo gần đây, anh An (32 tuổi, ở Bình Dương) cảm thấy đau nhức cổ tay. Lúc đầu anh tưởng mình bị trật khớp hay bong gân bình thường, ít ngày sẽ khỏi nhưng kỳ lạ chỗ khớp cổ tay không bị sưng hay đỏ ửng gì cả và hơn 10 ngày rồi không khỏi. Sau khi xoa bóp bằng các loại thuốc dân gian mà không thấy hiệu quả, anh đến bệnh viện để khám, được bác sĩ tiêm thuốc và kê toa thuốc uống trong một tuần. Trong thời gian uống thuốc anh bắt đầu chơi thể thao trở lại, tuy nhiên sau khi hết thuốc cổ tay lại đau nhức, chỉ cần cầm đồ nặng một chút là tay đau buốt.
Đau sưng khớp cổ tay ảnh hưởng đến hoạt động của tay
Chắc hẳn những biểu hiện bên trên đã không còn quá xa lạ với người chơi thể thao, nhưng đâu mới là cách khắc phục khi cổ tay bị đau, đâu mới là nguyên nhân khiến đau cổ tay lâu ngày không khỏi?
Nguyên nhân làm cổ tay đau nhức thường xuyên
Các chuyên gia về xương khớp giải thích: đau cổ tay lâu ngày không khỏi là do tổ hợp dây chằng, xương trụ, gân và sụn khớp tại cổ tay bị tổn thương. Tình trạng này rất thường gặp ở những người chơi thể thao. Các cơn đau nhỏ và lặp lại nhiều lần có thể làm viêm các khớp, điển hình là đau viêm khớp cổ tay. Có nhiều nguyên nhân làm đau cổ tay lâu ngày không khỏi:
Nhóm nguyên nhân do tác động ngoại cảnh
Tác động đột ngột: có thể khi tập luyện thể thao người tập bị té ngã và dùng tay chống đỡ, khi đó cánh tay phải chịu áp lực rất lớn từ trọng lượng của cơ thể. Sự chống đỡ vội vàng dễ gây trật khớp, trường hợp nghiêm trọng hơn là gãy tay.
Chấn thương khi tập luyện: các bài tập mới mẻ hoặc sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân khiến cổ tay bị viêm gây ra đau nhức mỗi khi vận động. Nguyên nhân làm chấn thương cổ tay gồm: các bài tập võ có động tác xoay cổ tay, đỡ bóng sai tư thế, tennis, tập cầu lông quá mức…
Nhóm nguyên nhân do bệnh lý
- Bệnh viêm xương khớp: Viêm khớp là thuật ngữ chung dùng để chỉ các bệnh lý về khớp (thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm trùng…), thường xảy ra ở khuỷu tay, các ngón tay, chân và đầu gối. Phần khớp bị viêm thường có triệu chứng đau, sưng và tấy đỏ. Khi dùng tay chạm vào cảm thấy nóng, kèm theo hiện tượng cứng khớp, khớp kêu răng rắc, lục khục, khiến cho việc lao động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân gặp nhiều cản trở - PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa cho hay.
- Viêm khớp dạng thấp: là bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm lẫn các lớp sụn, khi mất lớp sụn xương khớp tại cổ tay và các khớp khác sẽ gây đau nhức.
- U nang hạch: có thể xuất hiện ở cổ tay, khối u nang gây đau nhức cổ tay lâu ngày không khỏi.
- Viêm gân cổ tay: thường gặp ở dân văn phòng, người chơi tennis, cầu lông… chỗ viêm khi tiến triển gây cứng khớp, có thể sưng nhẹ.
- Hội chứng ống cổ tay: cơn đau xảy ra khi dây thần kinh giữa ống cổ tay bị chèn ép.
Giải pháp: Chữa đau nhức xương cổ tay theo từng nguyên nhân
Khi bị viêm khớp ở cổ tay sẽ gây đau nhức và khó khăn cho sinh hoạt, nguy cơ biến chứng như những bệnh xương khớp khác. Vì vậy, muốn chữa các cơn đau nhức cổ tay lâu ngày không khỏi phải dựa vào căn nguyên của bệnh.
Với trường hợp đau nhức cổ tay do chấn thương và tác động đột ngột được gọi là chấn thương cổ tay cấp tính. Loại chấn thương này thường do chơi thể thao, vận động sai tư thế, té ngã đột ngột gây tổn thương gân, xương và dây chằng.
Sau khi bị chấn thương, bạn cần ngừng mọi hoạt động thể thao và theo dõi trong 72 giờ đầu tiên. Để làm dịu cơn đau, bạn có thể chườm đá quanh chỗ đau, vừa giảm đau vừa giảm sưng ở chỗ chấn thương. Sau đó, dùng băng ép và vải đàn hồi quấn quanh vị trí chấn thương, lưu ý không nên quấn quá chặt. Nâng cánh tay lên cao hơn so với ngực để giảm mức độ đau. Nếu cơn đau ngày càng dữ dội và nghi ngờ bị gãy xương bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
Chữa đau cổ tay lâu ngày không khỏi không do chấn thương đồng nghĩa với việc do bệnh viêm khớp gây ra. Các cơn đau sẽ lặp đi lặp lại và đỉnh điểm khi thời tiết giao mùa. Nhiều người áp dụng các bài thuốc truyền miệng, bôi đắp bên ngoài để chữa đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, động tác bôi hoặc đắp thuốc chỉ hiệu quả trong những ngày đầu, nếu bôi đắp không đúng cách có thể gây bỏng da, nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.
Cải thiện các bệnh lý xương khớp nói chung và bệnh đau nhức cổ tay nói riêng đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng để kiến tạo sụn và xương dưới sụn khỏe mạnh. Đặc biệt, với người thường xuyên thể dục thể thao khi bị viêm khớp cổ tay, các chuyên gia khuyến cáo là nên đến thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và kê toa thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Ngoài ra, để hạn chế những chấn thương khi tập luyện, bạn nên khởi động thật kỹ, cẩn trong trong từng động tác kể cả những động tác quen thuộc.
Một số bệnh viện khám chữa đau cổ tay
- Bệnh viện Đại học Y Dược Tp HCM: là bệnh viện thuộc tuyến trung ương được đa số người dân ở khu vực phía Nam. Các bệnh khớp thoái hóa: thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp háng, thoái hóa đa khớp…
- Bệnh viện Nhân dân 115: với cơ sở vật chất khang trang, máy móc hiện đại. Nhờ vậy, là nơi được nhiều người tin tưởng lựa chọn khám chữa bệnh xương khớp. Tại bệnh viện, có chuyên khoa Cơ Xương Khớp chuyên điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp, loãng xương, thoái hóa khớp…
- Bệnh viện Chợ Rẫy: là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt của cả nước. Các bệnh về cơ xương khớp là một trong những thế mạnh của bệnh viện. Về mảng cơ xương khớp được chia thành: Nội Cơ xương khớp và Chấn thương chỉnh hình.
Xem thêm:
Những nguyên nhân gây đau khớp cổ tay thường gặp
Nhật Uyển
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Giải pháp cải thiện bệnh xương khớp "trúng đích" và bền vững
- Trật khớp háng (hông): Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Phương pháp nào hiệu quả cho bệnh nhân thoái hóa khớp?
- Tác dụng của đậu bắp đối với xương khớp
- Dấu hiệu và cách cải thiện thoái hóa khớp
- Tràn dịch khớp gối được điều trị như thế nào?
- Cách giải quyết đau lưng sau sinh tại nhà bạn cần biết
- Cẩn trọng khi chữa thoái hóa khớp bằng bài thuốc dân gian
- Sự khác nhau giữa đau thần kinh tọa ở người trẻ và người cao tuổi
- Bệnh đau nhức xương khớp ở người già
- Hậu quả của bệnh thoái hóa cột sống cổ
- Cách phòng bệnh đau lưng cho phái nữ