Chữa bệnh thoái hóa khớp gối sớm hiệu quả cao
Bệnh thoái hóa khớp gối gây đau nhức, cứng khớp, hạn chế vận động, nguy hiểm hơn có thể gây tàn phế. Vậy cách chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào để giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà hiệu quả lại cao?
Triệu chứng thoái hoá khớp gối
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối thường gặp là cứng khớp vào buổi sáng, về đêm. Cử động khớp có tiếng kêu lạo xạo sau khi ngồi, nằm lâu. Một số ít trường hợp khớp gối thoái hóa sưng to nhưng đa số là không sưng, không nóng đỏ, chỉ đau khu trú tại khớp và co cứng vùng cơ xung quanh.
Thoái hóa khớp gối là tình trạng nứt nẻ, bong rộp từng mảng của sụn và xơ hóa xương dưới sụn tại đầu gối. Khi di chuyển, các đầu xương va vào nhau gây đau nhức, khó khăn vận động, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây tàn phế. Nhưng nếu phát hiện kịp thời và có cách khắc phục bệnh thoái hóa khớp gối sớm thì khả năng phục hồi sụn, xương dưới sụn rất cao, tránh nguy cơ phẫu thuật, đồng thời tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cải thiện.
Thoái hóa khớp gối gây đau nhức dữ dội
Chữa bệnh thoái hóa khớp đầu gối lúc nào là sớm?
So với các khớp khác, khớp gối giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là bộ phận chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, giúp thực hiện các hoạt động chạy nhảy, đi lại hàng ngày nên rất dễ bị thoái hóa. Khi khớp gối khỏe mạnh, tức sụn khớp dẻo dai, đàn hồi và trơn láng, xương dưới sụn vẫn giữ nguyên cấu trúc thì chúng ta có thể vận động dễ dàng.
Nhưng khi xuất hiện triệu chứng đau, khi di chuyển bạn nghe thấy tiếng kêu phát ra từ khớp gối. Hiện tượng này cứ tiếp diễn mà không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày đến một tuần sơ cứu tại nhà, đó chính là lúc khớp gối lên tiếng cảnh báo những triệu chứng đầu tiên của bệnh thoái hóa khớp. Lúc này, bạn không nên chần chừ, hãy đến ngay những bệnh viện có khoa cơ xương khớp để các chuyên gia chẩn đoán chính xác mức độ bệnh từ đó có cách cải thiện thoái hóa khớp gối sớm và hiệu quả.
Hãy đi khám khi phát hiện có các triệu chứng đau nhức khớp gối
Thoái hóa khớp gối điều trị như thế nào là hiệu quả?
Cho đến nay, cách cải thiện thoái hóa khớp gối được lựa chọn đầu tiên là cải thiện bảo tồn. Cải thiện theo phương pháp này nhằm giảm đau, khôi phục chức năng vận động của các khớp thông qua việc dùng thuốc kết hợp với chế độ luyện tập, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, cần phải tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn để giúp phục hồi các tổn thương nơi khớp gối, làm chậm sự tiến triển của bệnh. Theo đó, người bệnh nên thực hiện những việc sau:
- Thường xuyên thăm khám bệnh và tuân thủ phác đồ cải thiện của chuyên gia. Người bệnh thoái hóa khớp gối nói riêng và bệnh xương khớp nói chung cần chủ động đi khám bệnh thường xuyên để biết được tình trạng, mức độ tiến triển của bệnh. Khi ấy các chuyên gia sẽ kê những đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Cũng tại đây, các chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng các phương pháp như tiêm chất nhờn đảm bảo vô trùng, tiêm Corticoid vào ổ khớp trong những trường hợp cấp bách, thực sự cần thiết.
Người bệnh tuyệt đối không được bỏ thuốc, tăng liều hoặc tự ý dùng các loại thuốc giảm đau cấp tốc sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xương khớp và sức khỏe.
Khi bị đau nhiều, hãy nghỉ ngơi, chân duỗi thẳng và đặt một chiếc gối bên dưới để nâng đỡ chân
- Nghỉ ngơi khi bị đau quá mức, sau đó cố gắng vận động nhẹ nhàng. Khi bị đau nhiều, bạn cần để khớp gối được nghỉ ngơi ở tư thế chân duỗi thẳng. Sau khi cảm thấy đỡ đau, cần vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga hoặc thực hiện những bài tập dành riêng cho khớp gối để giúp máu lưu thông, giảm đau, cứng khớp.
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu acid béo. Trong các buổi ăn hàng ngày, người bệnh nên ưu tiên sử dụng rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin D, omega-3. Bữa ăn nên phong phú các loai thực phẩm để cân bằng các chất trong cơ thể, đồng thời không ăn quá mặn hoặc quá ngọt, hạn chế ăn nhiều thịt đỏ (thịt heo, bò, dê…) để tránh gây hại thêm cho sức khỏe xương khớp.
- Bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn: Thoái hóa khớp gối là sự tổn thương của sụn và xương dưới sụn. Do đó, việc chủ động bảo vệ và tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật hoặc thay khớp gối nhân tạo.
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra tinh chất PEPTAN (có trong JEX MAX) có tác động cùng lúc vào sụn và xương dưới sụn, mang đến giải pháp giảm đau hiệu quả và an toàn bệnh nhân thoái hóa khớp. Nghiên cứu cho thấy, hơn 90% thành phần PEPTAN sẽ được cơ thể hấp thu sau 12 giờ và nhanh chóng có mặt trong mô liên kết tại sụn và xương dưới sụn. Tại sụn khớp, PEPAN giúp kích thích các tế bào sụn tăng cường sản sinh các chất căn bản là collagen tuýp II và Aggrecan (hai thành phần quan trọng giúp sụn chắc khỏe, trơn láng). Tại xương dưới sụn, PEPTAN kích thích các tế bào tạo xương tăng cường hoạt động để cải thiện mật độ khoáng xương, làm chậm quá trình hủy xương, ngăn ngừa thoái hóa khớp.
Tinh chất PEPTAN (có trong JEX MAX) giảm đau khớp an toàn, hiệu quả
Đặc biệt, trong khi nhiều bệnh nhân lo lắng vì một số sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho khớp có tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa, cảm giác cồn cào, buồn nôn..., thì sản phẩm chứa PEPTAN có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ, không kích ứng dạ dày, thần kinh, an toàn cho cả người bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
Nhật Vy
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Bệnh gai đôi cột sống: Nguy hiểm nếu gây đau nhức
- Thoái hóa khớp gối tập luyện sao cho đúng ?
- Những thực phẩm giúp giảm đau khớp gối
- Các phương pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm
- Cải thiện chứng đau nhức cơ khớp
- Bệnh đau nhức xương khớp lúc giao mùa
- Chăm sóc sụn khớp trước khi quá muộn
- Đo mật độ xương phát hiện nguy cơ loãng xương sớm
- Những dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp
- Biến chứng của viêm khớp dạng thấp
- 7 Cách phòng ngừa thoái hóa khớp, gia tăng độ bền của khớp
- Cách giảm đau lưng do ngồi nhiều