Chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn trước khi quá muộn!
Sụn khớp thoái hóa một cách âm thầm khiến nhiều nạn nhân khi đến với chuyên gia thì bệnh viêm khớp đã trở nặng, thậm chí nhiều trường hợp đối mặt với nguy cơ mất khả năng lao động và tàn phế.
Do chủ quan, cô Lê Th. Huyền Thư, ở quận 9 (TPHCM) là một trong số những nạn nhân của tình trạng thoái hóa sụn khớp đến mức độ nghiêm trọng mới tìm đến thầy thuốc.
Cô kể, mấy năm gần đây, người mệt mỏi nhiều hơn, tay chân hay bị đau nhức... nhưng vẫn cố “chịu trận” cho qua. Khi nào đau quá cô mới ra tiệm thuốc tây mua mấy liều giảm đau uống tạm. Nhưng cuối tháng rồi, mỗi lần ngủ dậy khớp gối, khuỷu tay cứng nhắc, tê nhức đến nỗi không thể hoạt động được nên người nhà mới giục đi bệnh viện.
Kết quả của chuyên gia là cô bị thoái hóa khớp nặng, đối mặt với nguy cơ tàn phế vì sụn khớp đã ở trong tình trạng bong tróc, nứt lõm, đầu xương trơ ra và đã mọc gai ở nhiều vị trí. “Giá như mình đừng chủ quan, phần vì nghĩ tuổi mới 50, phần vì công việc buôn bán không dứt ra được...”, cô Thư buồn bã nói.
Thoái hóa khớp hay viêm xương khớp (osteoarthritis) là dạng viêm khớp thường gặp nhất. Bệnh gây ra đau đớn, biến dạng chi khiến cử động rất khó khăn, đôi khi không đi được, thậm chí gây tàn phế và vì thế làm giảm nghiêm trọng chất lượng sống của bệnh nhân.
Thoái hóa khớp xảy ra do sự hư hại của sụn khớp và xương dưới sụn. Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Do vậy, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo thời gian mà không có dấu hiệu nào… Khi sụn khớp bị thoái hóa, phần xương dưới sụn cũng thoái hóa theo, do không còn lớp sụn bảo vệ.
Một trường hợp khác, chị Nguyễn Ngọc Ba, ở Phú Nhuận (TPHCM) thì sau thời gian dài hay bị đau đầu không rõ nguyên nhân, đến khi phần gáy và cổ dần đơ cứng và xoay chuyển khó khăn, kèm theo tê đau lan xuống vai và buốt đến bàn tay chịu không nổi, chị mới đi bệnh viện. Sau khi chụp cổ, chị được kết luận là thoái hóa đốt sống cổ, sụn vùng đĩa đệm và các đốt sống (xương dưới sụn) bị tổn thương khiến cột sống bị chèn ép nặng và bắt đầu có tình trạng vôi hóa.
“Chuyên gia bảo nếu không cải thiện kịp thời, mình có thể bị liệt tứ chi... Nghe mà sợ quá!...”, chị Ba bày tỏ. Chị kể, do đặc thù công việc của một nhân viên ngân hàng, hơn 15 năm qua chị thường ngồi thao tác chủ yếu trên máy và hiếm khi tập thể dục. Chị cũng ít làm việc nhà vì đã có người giúp việc.
Để phòng ngừa thoái hóa khớp, giúp khớp lâu mòn, cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, tập luyện thể thao thường xuyên, ăn uống cân đối với đầy đủ các chất. Bên cạnh đó, cần có biện pháp chủ động phục hồi cấu trúc của sụn khớp và xương dưới sụn, thay vì chỉ đau đau chữa đấy, thì thoái hóa khớp sớm muộn cũng xuất hiện song song với tuổi đời, với mức độ lao tâm lao lực, với tư thế sai lệch trong công việc thường ngày v.v... của nạn nhân.
Sụn khớp và xương dưới sụn đóng vai trò chính trong sự vận động của mỗi người và sự bền chắc, dẻo dai, đàn hồi của sụn khớp được quyết định phần lớn bởi hai thành phần có tên gọi là Collagen và Aggrecan. Hai thành phần này chiếm một lượng lớn trong mô sụn và dần mất đi theo thời gian và tuổi tác, khiến sụn khớp và xương dưới sụn hư tổn, gây nên nhiều bệnh lý cho khớp, điển hình là thoái hóa khớp như trường hợp các bệnh nhân trên.
Như vậy, để phòng tránh các bệnh viêm khớp, hãy bắt đầu quan tâm và chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn trước khi quá muộn!
Qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời tinh chất PEPTAN- vốn là một loại peptit cao cấp tạo nên từ sự kết hợp của các axit amin quý, có khả năng tác động tích cực đến sụn khớp và xương dưới sụn bằng cách nuôi dưỡng, tái tạo chúng. Kết quả nghiên cứu sau 8 ngày sử dụng PEPTAN (có trong JEXMAX) đã làm tăng gấp 3,2 lần lượng Collagen tuýp II và 3,6 lần lượng Aggrecan. Qua đó giúp bảo vệ sụn khớp và xương dưới sụn, hạn chế các cơn đau và nguy cơ mắc các loại bệnh khớp, điển hình là thoái hóa khớp.
Song song với chăm sóc sụn khớp, PEPTAN còn làm tăng mật độ khoáng xương từ 0,014 lên 0,018g/m3 chỉ sau 12 tuần sử dụng. Tăng cường sức khỏe khung xương và bảo vệ tối đa hệ vận động của con người.
PEPTAN được tổ chức FDA (Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ) chứng nhận an toàn toàn cầu.
Hồ Hoàng
Để bảo vệ xương khớp bạn cũng phải biết cách, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lợi bất cập hại, nguy hiểm vô cùng. Hãy học cách bảo vệ xương khớp qua bài viết: Để bảo vệ xương khớp
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Cách cải thiện bệnh lao xương khớp
- Đau khớp mùa mưa lạnh: Chủ quan dễ gây tàn phế!
- Nguyên nhân mắc bệnh thoái hóa khớp
- Thoái hóa đốt sống cổ cải thiện như thế nào?
- Cách đơn giản giúp cải thiện thoái hóa khớp cột sống cổ
- Nam giới có hormone nội tiết tố nam thấp dễ bị viêm thấp khớp
- Bị viêm khớp, hãy ăn chay
- Cách phòng tránh đau lưng ở người cao tuổi
- Gần Tết, tay chân đau nhức uống thuốc gì?
- Thông tin mới về bệnh đau nhức xương khớp
- Không còn đau nhức xương khớp lúc chuyển mùa
- Cải thiện viêm khớp gối thế nào để không phải thay khớp?