Chăm sóc ‘điểm tựa’ của sụn, ngừa thoái hóa khớp
Các nhà khoa học mới phát hiện, xương dưới sụn như ‘điểm tựa’ có vai trò hỗ trợ sụn khớp trong việc chống sốc và cung cấp một phần dinh dưỡng cho lớp sụn nằm gần mặt xương.
Phát hiện mới này giúp mở ra hướng chăm sóc, can thiệp để ngăn ngừa và giúp cải thiện thoái hóa khớp trúng đích, toàn diện hơn.
Gánh nặng thoái hóa khớp
Đau tại khớp, đi lại khó khăn, đặc biệt khi ngồi xổm, leo cầu thang (đối với khớp ở chân như gối, háng...) và có tiếng lụp cụp khi cử động là những triệu chứng thường gặp ở các bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp, khiến người bệnh dễ nhận thấy.
Ngoài ra, các biến dạng khớp như trục chân không còn thẳng (vòng kiềng), khớp gối có nhiều ụ xương, các khớp ngón tay cũng có nhiều chồi xương khiến người bệnh không chỉ đau đớn mà còn mất tự tin khi giao tiếp. Các tổn thương này rất khó phục hồi mà tăng nặng dần, được coi là dấu ấn của thời gian.
Phát hiện mới về xương dưới sụn giúp các nhà khoa học nhận diện thoái hóa khớp toàn diện hơn khi khẳng định: Nguyên nhân là do quá trình lão hóa, thoái hóa bắt nguồn từ sụn và xương dưới sụn. Hình ảnh X quang để các chuyên gia chẩn đoán thoái hóa khớp là sự mất sụn khớp (hẹp khe khớp) và đặc hoặc rỗng xương dưới sụn (xơ, mất xương dưới sụn) và gai xương.
PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Lan
Các nhà khoa học đã nhận thấy quá trình thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu, đáp ứng với sự thay đổi trong quá trình thoái hóa khớp.
Thành phần xương dưới sụn gần đây mới được quan tâm nghiên cứu. Đây là phần nằm ngay bên dưới sụn khớp (đầu xương), có vai trò hỗ trợ sụn khớp trong việc chống sốc, điều chỉnh áp lực trong khoang khớp để khớp có thể vận động bình thường. Xương dưới sụn cũng có nhiệm vụ cung cấp một phần dinh dưỡng cho lớp sụn nằm gần mặt xương dưới sụn, thúc đẩy quá trình chuyển hóa tại sụn khớp.
Quá trình lão hóa và tác động của lực cơ học trong quá trình vận động làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của xương dưới sụn. Trong quá trình thoái hóa, xương dưới sụn bị tổn thương dẫn đến có những phản ứng bất thường tạo thành các vùng xương rỗng, vùng xương dày - xơ xen kẽ, lâu ngày tạo thành gai xương.
Xương dưới sụn bị hư tổn khiến lớp sụn mất đi điểm tựa chịu lực và một nguồn cung cấp dinh dưỡng. Đồng thời, sụn thoái hóa với các vết loét, nứt gãy, cũng lại là yếu tố làm hủy hoại xương dưới sụn. Tác động qua lại này khiến cho quá trình khớp thoái hóa xảy ra nhanh và trầm trọng hơn. Như vậy, ngăn chặn sự hủy hoại của hai thành phần này chính là giúp chặn quá trình thoái hóa khớp.
Dưỡng chất sinh học chăm sóc khớp thế hệ mới
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra dưỡng chất sinh học PEPTAN - một loại peptide cao cấp chứa hơn 97% protein, không có chất béo hoặc carbohydrate. Dưỡng chất sinh học thế hệ mới này tác động lên quá trình sản sinh sụn khớp, phục hồi xương dưới sụn, giúp ngăn chặn thoái hóa khớp và làm chậm sự khởi phát và tăng nặng của quá trình thoái hóa khớp.
PEPTAN - dưỡng chất sinh học có trong JEX MAX tác động kép vào sụn và xương dưới sụn, giúp kiểm soát thoái hoá khớp từ gốc
Nghiên cứu khoa học cho thấy, PEPTAN có đặc tính sinh học cao nên dễ dàng hấp thụ vào cơ thể người, 90% hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi sử dụng, cung cấp nguyên liệu quan trọng để bổ sung cho quá trình bảo vệ và phục hồi tổn thương tại sụn khớp và xương dưới sụn bằng kích thích tổng hợp tăng cường chất nền cho xương khớp là collagen và aggrecan.
Mục tiêu của y học hiện đại là cải thiện theo đích. PEPTAN đã đạt được khả năng tác động đồng thời trên sụn và xương dưới sụn, do vậy, giúp phục hồi cấu trúc khớp một cách nhanh chóng và bền vững. Với cơ chế này, PEPTAN được kỳ vọng như một trong những giải pháp hiệu quả và an toàn để kiểm soát tình trạng thoái hoá khớp ngày càng gia tăng hiện nay.
PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Lan
Thống kê cho thấy, có hơn 30% các bệnh xương khớp là thoái hóa khớp và đây là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiểu chất lượng dịch khớp. Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, không còn trơn láng và vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng, khô khớp… Do đó, ngoài chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn, ăn gì để tăng chất nhờn cho khớp hoạt động trơn tru cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bạn nên tìm hiểu thêm trong bài viết: Thực phẩm giúp khớp hoạt động “trơn tru”
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Những lưu ý khi cải thiện bệnh xương khớp
- cải thiện đau khớp, khô khớp đúng cách
- Phòng tránh bệnh thường gặp nơi công sở
- Ảnh hưởng của mùa lạnh đến bệnh khớp
- Nguyên nhân gây hiện tượng đau cột sống lưng
- Chăm sóc sụn khớp trước khi quá muộn
- Vì sao thoái hóa đốt sống cổ thường dễ bị bỏ qua?
- Thoái hóa khớp gối bệnh học
- 5 cách giảm đau viêm khớp bàn chân, cải thiện bệnh xương khớp
- Bệnh khớp ở người béo phì
- Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, cổ có nguy hiểm không?
- Làm sao "cắt" cơn đau khớp trúng đích, tránh bệnh nặng thêm