Cảnh báo những dấu hiệu bệnh khớp đáng lo ngại cần chăm sóc
Khớp phát ra tiếng kêu, sưng, đau, hạn chế chuyển động, tê cứng khớp vào buổi sáng… đó là những dấu hiệu của bệnh khớp mà chúng ta cần quan tâm chăm sóc để tránh những hậu quả về sau.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tại Việt Nam, các bệnh lý xương khớp đang ngày một gia tăng, trong đó, thoái hóa khớp chiếm hơn 10% các bệnh lý xương khớp và thường để lại hậu quả nặng nề, chất lượng cuộc sống suy giảm nếu không cải thiện kịp thời. Do đó, nhận biết được những biểu hiện của bệnh khớp dưới đây sẽ giúp chúng ta có biện pháp cải thiện sớm để mang lại hiệu quả.
Dấu hiệu cảnh bảo bệnh khớp không nên xem thường
Khớp kêu khi chuyển động
Khi co duỗi hay di chuyển khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo đi kèm với cơn đau. Đây là một trong những triệu chứng bệnh khớp thường gặp, đặc biệt là thoái hóa khớp.
Khớp cứng sau khi ngủ dậy
Đây cũng là biểu hiện bệnh khớp mà người bệnh không nên thờ ơ. Hiện tượng cứng khớp thường gặp sau khi ngủ dậy, nhất là vào lúc sáng sớm. Tình trạng này kéo dài khoảng 10-30 phút và biến mất khi người bệnh thực hiện những động tác cử động nhẹ.
Vận động khó khăn
Khi khớp không còn giữ được sự khỏe mạnh và dẻo dai vốn có, người bệnh sẽ nhận thấy sự khó khăn khi đi đứng hay tay cầm nắm không chắc… Đó chính là dấu hiệu bệnh khớp cảnh bảo nguy cơ thoái hóa khớp tương ứng với từng bộ phận bị giới hạn chuyển động.
Đau khi ngồi xổm
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những người gặp triệu chứng đau khớp khi ngồi xổm có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối tăng 41%. Họ thường cảm thấy khó khăn mỗi khi đứng dậy, nhiều trường hợp phải có chỗ vịn vào mới có thể đứng lên được và thường đi lom khom ngay khi đứng dậy, một lát sau mới có thể đi thẳng người.
Đau khi đi lại
Đây chính là triệu chứng của bệnh khớp và cũng là tín hiệu đầu tiên của bệnh thoái hóa khớp gối. Người bệnh thường cảm thấy đau mỗi khi di chuyển, đặc biệt là lên xuống cầu thang và chỉ giảm đau khi nghỉ ngơi.
Khớp đau khi tăng cân
Các chuyên gia y tế cảnh báo, béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp lên 7 lần. Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gót chân, khớp gối và khớp háng vì đây là những khớp phải gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất. Do đó, khi tăng cân và nhận thấy có dấu hiệu đau khớp, bạn hãy đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và có hướng cải thiện kịp thời.
Đau liên tục ngay cả khi nghỉ ngơi
Trường hợp này chứng tỏ bệnh khớp đã tiến triển sang một giai đoạn nặng hơn. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức thường xuyên, liên tục trong ngày và đau tăng lên về đêm và sáng. Khi được nghỉ ngơi, cơn đau vẫn không chấm dứt mà chỉ có dấu hiệu giảm nhẹ. Triệu chứng đau xuất hiện tương ứng tại vị trí khớp bị thoái hóa, có thể là đau cổ, đau cẳng chân, đau gối, đau cột sống…
Khớp bị sưng và biến dạng
Dấu hiệu này chứng tỏ sụn khớp và xương dưới sụn đã bị tổn thương nghiêm trọng, có thể bị nứt, bong tróc thậm chí phần sụn có nguy cơ bị tiêu hủy hoàn toàn và phần xương dưới sụn cũng bị loang lỗ, phát triển theo chiều hướng bất lợi. Những thương tổn này nếu không được phục hồi sẽ khiến cho khớp bị biến dạng, dễ dàng nhận thấy là hiện tượng ngón tay, ngón chân trở nên gồ ghề, cong vẹo, đầu gối bị lệch trục…
Ngay khi xuất hiện một trong những dấu hiệu bệnh khớp, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và cải thiện kịp thời. Song song đó, người bệnh được khuyên nên chăm sóc cho bộ đôi sụn và xương dưới sụn từ sớm vì đây là hai tổ chức quan trọng quyết định sức khỏe của hệ xương khớp.
Quỳnh Như
Định nghĩa mới về thoái hóa khớp cho thấy đây là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn, từ đó mở ra hướng can thiệp giúp cải thiện thoái hóa khớp trúng đích và toàn diện hơn. Bạn nên tìm hiểu thêm trong bài viết: Phát hiện mới giúp cải thiện thoái hóa khớp trúng đích
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Trật khớp vai: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
- Cách phòng tránh đau lưng ở người cao tuổi
- Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt? Top địa chỉ khám uy tín
- Collagen Type 2 là gì? Có tác dụng gì đối với xương khớp?
- Tất tần tật về chấn thương đầu gối, khớp gối thường gặp
- Phương pháp nào giảm đau do thoái hóa khớp?
- Thoái hóa đĩa đệm và những cơn đau đi kèm
- Khi cơ xương khớp lên tiếng
- Hội chứng nguy hiểm do thoái hóa cột sống cổ
- Cách phòng ngừa thoái hóa khớp
- Cải thiện thoái hóa khớp khuỷu tay, bàn tay, ngón tay tại nhà
- Tiếng kêu ở khớp gối là bệnh gì?