Cách phòng và ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính khó cải thiện dứt điểm nên việc phòng ngừa đóng vai trò quan trọng giảm sự hình thành cũng như sự tiến triển của bệnh, hạn chế nguy cơ biến dạng khớp, phòng bại liệt.
Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể - thông thường làm nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe, tấn công các tác nhân lạ như virus, vi khuẩn nhưng giờ quay ngược lại tấn công nhầm các khớp. Điều này làm tổn hại đến các mô xung quanh khớp dẫn đến sưng và đau xung quanh khớp.
Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến khớp ngón tay, làm biến dạng khớp
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối và mắt cá chân. Các khớp bị viêm thường có tính chất đối xứng, nghĩa là nếu khớp đầu gối hoặc bàn tay trái bị đau, sưng thì phần bên phải cũng có những triệu chứng tương tự.
Về mặt bệnh học, viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn mà y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, đây cũng là bệnh mạn tính khó cải thiện dứt điểm nên việc xử trí chủ yếu là giảm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa sự phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn để hạn chế nguy cơ biến dạng khớp.
Chăm sóc sức khỏe cho khớp
Dinh dưỡng cân bằng, đủ chất: Bệnh viêm khớp dạng thấp liên quan đến sự rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, chăm sóc khớp thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ xương khớp bị ảnh hưởng nhiều hơn. Cụ thể, mỗi người cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất với nhiều hoa quả, rau xanh, cá biển, những thực phẩm giàu vitamin C, axit béo omega-3, magie... là những thành phần có lợi giúp cơ thể chống lại những phản ứng có hại cho khớp.
Hoa quả giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giảm viêm tốt
Tập thể dục: Theo tạp chí Mayo Clinic tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng sức mạnh cho hệ xương khớp đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, mỗi ngày, chúng ta nên dành từ 30-60 phút để tập thể dục, tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, bơi lội, yoga, cầu lông, đạp xe đạp… Tập thể dục, thể thao vừa sức tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ bị bệnh khớp dạng thấp, kéo dài tuổi thọ hệ vận động.
Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp tiến triển
Cải thiện sớm hạn chế biến dạng khớp: Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường như khớp đau, sưng, nóng đỏ, có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, nóng sốt, chán ăn, người bệnh nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được cải thiện kịp thời. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) việc cải thiện bệnh kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp, điển hình là giảm sự xuất hiện của các khối u, gồ ghề tại các khớp bị viêm.
Bỏ thuốc lá: Theo CDC, việc bạn thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì thế, bạn hãy biết quý trọng sức khỏe, bảo vệ hệ xương khớp của mình bằng cách từ bỏ thói quen gây hại.
Sụn và xương dưới sụn chắc khỏe giúp duy trì tốt chức năng vận động của hệ xương khớp
Tái tạo sụn và xương dưới sụn: Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh kéo dài vài năm đến hàng chục năm thậm chí theo người bệnh suốt đời. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể gây tổn hại cho sụn và cả phần xương dưới sụn của khớp, khiến sụn khớp bị mòn, bề mặt sụn không còn trơn láng, nứt nẻ và xương dưới sụn bị tổn thương dẫn đến những phản ứng bất thường, tạo thành vùng xương dày, rỗng xen kẽ nhau, lâu ngày tạo thành gai xương, làm tăng tình trạng đau nhức, gây biến dạng khớp, giảm tính di động của khớp. Do đó, chăm sóc, tái tạo sụn và xương dưới sụn là điều hết sức cần thiết với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Lan Chi
Bên cạnh việc chú ý đến việc ăn uống, các biện pháp phòng ngừa và cải thiện để ngăn chặn tiến triển của viêm khớp dạng thấp thì người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Để hiểu rõ hơn bạn nên xem thêm bài viết: Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên sinh hoạt thế nào?
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Cách giảm đau khớp không cần dùng thuốc
- Đau gót chân nên dùng thuốc gì, khám ở bệnh viện nào?
- Thoái hóa khớp là gì? Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh qua 4 giai đoạn
- Nhức mỏi đầu gối ở người trẻ ngày càng tăng do đâu?
- Hiệu quả của dầu cá đối với khớp
- Những cách cải thiện thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đơn giản
- Bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì ?
- Nam giới có hormone nội tiết tố nam thấp dễ bị viêm thấp khớp
- Những biến chứng của bệnh gai cột sống lưng
- Người bệnh khớp nên kiêng ăn gì?
- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
- Biện pháp phòng chống bệnh đau lưng đúng cách