Ở Việt Nam, số người bị thoát vị đĩa đệm chiếm khoảng 17%, đặc biệt không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà tỷ lệ người ở độ tuổi từ 25- 55 mắc phải cũng đang ngày càng gia tăng. Bệnh nguy hiểm ở chỗ không chỉ gây suy giảm khả năng lao động, tiêu tốn chi phí cải thiện mà còn khiến bệnh nhân có nguy cơ bị tàn phế.
Thoát vị đĩa đệm có thể khiến người bệnh bị liệt, phải ngồi xe lăn suốt đời.
Bệnh gây đau kinh hoàng và dễ dẫn đến bại liệt
Đĩa đệm là một cấu trúc độn giữa 2 đốt sống, gồm: vòng sợi, nhân nhầy và mâm sụn của 2 đốt sống trên và dưới. Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng phần nhân nhầy của đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường trên thân đốt sống. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, tùy vào từng vị trí thoát vị (lưng hoặc cổ) bị chèn ép sẽ ảnh hưởng đến từng khu vực riêng biệt, gây đau đớn kinh hoàng, thậm chí có thể gây bại liệt.
- Trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vị trí thắt lưng: cơn đau thường theo dải, lan từ thắt lưng xuống chân, rối loạn cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác), rối loạn vận động (do bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh vùng thắt lưng chi phối), rối loạn cơ thắt gây tiểu tiện không kiểm soát và cuối cùng là hội chứng đuôi ngựa gây đau khốc liệt, người bệnh không thể chịu nổi, phải cấp cứu giảm đau.
- Trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép các rễ thần kinh chạy từ tủy sống -chi phối thần kinh cho các khu vực đai vai và hai tay: gây đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận động của hai khu vực vai, tay. Còn nếu khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh cổ 2, 3 sẽ gây đau phía sau đầu. Thoát vị đĩa đệm gây đặc biệt nguy hiểm cho người bệnh khi chèn ép cả hệ thần kinh giao cảm cổ gây nên hội chứng giao cảm cổ sau rất phức tạp.
- Đặc biệt, trường hợp thoát vị đĩa đệm nhiều lớp, nhiều tầng là nguy hiểm nhất do làm tăng nguy cơ liệt nửa người hoặc liệt hai chân cho bệnh nhân. Sau khi cải thiện nội khoa mà người bệnh vẫn bị đau nhiều, đau liên tục và không giảm khi nghỉ ngơi, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật.
Làm cách nào để cải thiện thoát vị, phục hồi cột sống?
Thoát vị đĩa đệm là vấn đề thường gặp đối với những người bị đau lưng trong thời gian dài, khi cơ thể lão hóa vì tuổi tác hay đáng lo ngại hơn nữa đó là ở những người dù vẫn còn trẻ nhưng thường xuyên mang vác nặng hoặc bị chấn thương, khiến cột sống bị thoái hóa. Khi đó, cấu trúc cột sống bị biến dạng, nên các loại thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tình thế.
Điều quan trọng để cải thiện thoát vị hiệu quả cho bệnh nhân lúc này là cần phải ngăn chặn quá trình thoái hóa tiếp tục hủy hoại cột sống.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân gây thoái hóa các khớp xương và cột sống là do quá trình tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn (các đốt sống) kéo dài. Do đó, nếu sụn khớp và xương dưới sụn được nuôi dưỡng, chăm sóc đúng cách, cột sống sẽ được cung cấp đầy đủ chất căn bản cần thiết để ổn định các thành phần cấu tạo, ổn định nhân nhầy (nhân nhầy không thoát ra ngoài đĩa đệm), từ đó đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm, giảm đau an toàn và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Một lưu ý quan trọng đối với những người trong độ tuổi lao động bị
thoát vị đĩa đệm, đó là phải tránh các tư thế làm việc, sinh hoạt gây tổn hại cho cột sống. Theo đó, cần cố gắng giữ lưng thẳng, tránh gập cổ, gù lưng. Nếu phải ngồi lâu, nên đứng lên đi lại hoặc làm các động tác thể dục giữa giờ. Với người lao động chân tay, cần hạn chế khiêng vác vật nặng. Khi cần nhấc vật nặng, nên ngồi xuống rồi từ từ nâng vật lên.
JEX MAX- tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn- kiểm soát thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Tuấn Mạnh