Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?
Đi bộ là hình thức vận động đơn giản tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh thoái hóa khớp gối băn khoăn rằng khi đôi chân cử động nhiều sẽ khiến cơn đau tăng nặng, bệnh trở nên xấu đi. Thế nên, câu hỏi “bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không” nhận được khá nhiều sự quan tâm của người trong cuộc.
Đi bộ đúng cách rất tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Khớp gối bị thoái hóa gây đau nhức khiến người bệnh ngại di chuyển, chính điều này lại càng làm cho khớp trở nên kém linh động, máu lưu thông kém, các bộ phận như cơ, gân, dây chằng bị co cứng làm bệnh tăng nặng hơn. Do đó, với câu hỏi bị thoái hóa khớp gối thì có nên đi bộ không, các chuyên gia xương khớp khẳng định đi bộ là cần thiết nhưng phải đi đúng cách.
Đi bộ như thế nào là đúng cách?
Khi đi bộ, người bệnh không nên sải bước quá dài, di chuyển với tốc độ nhanh sẽ tạo thêm áp lực lên phần khớp đang bị thoái hóa, khiến cho sụn và xương dưới sụn ở khớp gối vốn đã bị tổn thương lại càng tăng gánh nặng. Thay vào đó, đi bộ chậm rãi, khoảng cách giữa hai lần bước chỉ nên là 1 hoặc 2 bàn chân. Mỗi ngày có thể đi từ 30 - 60 phút, nhưng nên chia đều khoảng thời gian ấy ra làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi khoảng 10 - 15 phút để tạo cơ hội cho khớp được nghỉ ngơi. Đi bộ đúng cách, vừa sức sẽ giúp tăng cường sức mạnh đôi chân, xây dựng cơ bắp, duy trì cân nặng ở mức hợp lý từ đó có thể giảm được áp lực mà khớp gối đang phải gánh chịu, đồng nghĩa với việc đầu gối sẽ ít đau hơn. Và nếu trong quá trình vận động, nhận thấy phần gối có những dấu hiệu bất thường như gia tăng mức độ đau nhức, đầu gối bị sưng, khó khăn hơn khi di chuyển… người bệnh nên dừng ngay việc đi bộ, sơ cứu bằng cách chườm lạnh vào đầu gối và tốt nhất hãy đến gặp chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất.
Tinh chất PEPTAN giúp khôi phục tổn thương sụn, xương dưới sụn hiệu quả
Khớp gối cần được chăm sóc từ bên trong
Rõ ràng đi bộ đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp, giải tỏa thắc mắc bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không của người bệnh. Tuy nhiên, muốn khớp gối khỏe mạnh, người bệnh cần chủ động chăm sóc từ bên trong, đó là sụn và xương dưới sụn.
Song song với việc đi bộ, chúng ta cần bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt dành cho xương khớp như tinh chất PEPTAN. Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh, 90% thành phần PEPTAN được hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi sử dụng, và kích thích tế bào sụn tăng cường sản xuất các chất căn bản là và Aggrecan. Với phần xương dưới sụn, PEPTAN kích thích các tế bào tăng quá trình sản sinh xương cạnh tranh với quá trình hủy cốt bào, làm gia tăng hình thành xương và phục hồi mật độ khoáng chất, tăng sức bền của xương.
Bằng cơ chế tác động kép đến các tế bào sụn và cả phần xương dưới sụn, PEPTAN giúp giảm đau một cách an toàn, cải thiện vận động, hỗ trợ cải thiện tổn thương tại khớp gối, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa, đảm bảo sự khỏe mạnh cho xương khớp.
Quỳnh Như
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Giảm đau nhức xương khớp mùa mưa gió
- Những lưu ý khi dùng đai quấn, máy kéo giãn cột sống cổ, lưng
- Đau nhức xương khớp uống thuốc gì?
- Sự khác nhau giữa đau thần kinh tọa ở người trẻ và người cao tuổi
- Đau nhức xương khớp chân và cách cải thiện
- Thoái hóa khớp vai - Dấu hiệu triệu chứng và cách điều trị
- Thuốc gia truyền trị thấp khớp: Coi chừng… càng uống càng bệnh!
- 4 cách cải thiện thoát vị đĩa đệm cột sống không cần phẫu thuật
- Đau gót chân nên dùng thuốc gì, khám ở bệnh viện nào?
- Bệnh viêm quanh khớp vai ở người cao tuổi
- Nguyên nhân gây đau nhức khớp háng ở phụ nữ
- Vì sao thoái hóa đốt sống cổ thường dễ bị bỏ qua?