Ám ảnh đau nhức xương khớp ở phụ nữ
Sau bao năm vất vả chăm sóc chồng con, ở lứa tuổi sau 40, lẽ ra người phụ nữ được tận hưởng một cuộc sống thoải mái hơn. Tuy nhiên, nhiều chị em lại phải gánh chịu những vấn đề của tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh, bao gồm những cơn mệt mỏi, khó chịu, thậm chí đau nhức kéo dài ở hệ thống cơ - xương - khớp, làm giảm đi niềm vui cũng như chất lượng cuộc sống.
Nguy cơ khó tránh
Thông tin từ Viện Thấp khớp Mỹ cho thấy, các bệnh xương khớp, đặc biệt là các bệnh viêm khớp gia tăng rất nhanh ở lứa tuổi trên 40, trong đó tỷ lệ nữ giới cao gần gấp đôi so với nam giới.
Có nhiều lý do giải thích tại sao phụ nữ ở tuổi này lại dễ mắc bệnh xương khớp. Về mặt sinh học, để phục vụ cho thiên chức làm mẹ, hệ thống dây chằng ở phần thân dưới của phụ nữ (khớp háng, khớp gối, khung chậu…) thường phải co giãn nhiều hơn, chịu lực nhiều hơn nên dễ bị tổn thương và suy yếu.
TS LÊ ANH THƯ (Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học VN)
Sự suy giảm của các hormone nữ ở tuổi tiền mãn kinh và đặc biệt sự giảm đột ngột các hormone này sau khi mãn kinh là nguyên nhân quan trọng khiến cho chị em phụ nữ dễ bị loãng xương và thoái hóa khớp. Đồng thời, cân nặng tăng cũng làm tăng áp lực lên khớp và khiến lớp sụn và xương dưới sụn dễ dàng hư tổn. Ngoài ra, một số yếu tố như: di truyền, thói quen sinh hoạt (mang giày cao gót, ít vận động), ăn uống không hợp lý, thiếu khoáng chất và dưỡng chất… cũng góp phần khiến nguy cơ mắc các bệnh xương khớp ở phụ nữ cao.
Tàn phế vì thoái hóa khớp
Trong các bệnh xương khớp, thoái hóa khớp phổ biến nhất và phụ nữ có tỷ lệ bị thoái hóa khớp gối và khớp háng rất cao, chiếm đến 46% và 25%. Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm, làm mòn dần lớp sụn và hư hại vùng xương dưới sụn ít gây đau đớn nặng nề nên lúc đầu dễ bỏ qua.
Trong giai đoạn đầu, chị em thường chỉ cảm thấy đau nhức nhẹ kèm cứng khớp vào buổi sáng, khớp có thể cử động không êm, nghe lạo xạo hoặc lụp cụp khi co duỗi, tuy nhiên chưa ảnh hưởng tới vận động.
Khi bệnh nặng hơn, hiện tượng đau sẽ nhiều hơn, có thể có những đợt sưng nóng và đau nhức nhiều ở khớp. Nếu không được cải thiện kịp thời, tổ chức sụn và xương dưới sụn sẽ bị hư hại, khớp bị biến dạng, lệch trục khớp, teo cơ, giãn các dây chằng… gây đau đớn và mất khả năng vận động.
Ở phụ nữ, việc mất khả năng vận động, hay còn gọi là tàn phế, là một điều hết sức nặng nề. Ngoài những nỗi đau đớn về thể chất do bệnh, chị em còn phải chịu đựng những tác động về tinh thần, tâm lý và tình cảm… khiến cho chất lượng sống bị suy giảm nghiêm trọng.
Xoa dịu cơn đau khớp từ gốc
Khi xương khớp bị đau, không ít người thường tự ý mua thuốc giảm đau hoặc nghe những thông tin “ngoài chợ” mua về dùng mà không đi khám. Nhiều thuốc giảm đau (chứa corticosteroid), kể cả thuốc có mác “đông y” hay “thuốc gia truyền”, tuy giảm đau nhanh chóng nhưng lại gây phù tay chân, tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận… Nguy hiểm ở chỗ khi dùng thuốc giảm đau lâu ngày sẽ làm lu mờ triệu chứng và bệnh nặng thêm do không được cải thiện từ gốc khiến sụn và xương dưới sụn bị hư hại nhanh hơn, nguy cơ tàn phế sớm hơn.
Rõ ràng, cải thiện bệnh xương khớp cần kết hợp giảm đau an toàn với cải thiện phục hồi và bảo tồn sụn khớp và xương dưới sụn. Đây cũng chính là cơ sở nền tảng trong cải thiện thoái hóa khớp. Có như vậy, việc cải thiện mới mang lại hiệu quả, ngăn chặn được tiến triển của bệnh và bảo tồn được chức năng vận động của khớp.
Lời khuyên dành cho chị em khi bị đau nhức xương khớp là cần sớm đi khám chuyên gia để được chẩn đoán và cải thiện kịp thời. Y học điện đại đã có nhiều phương pháp giúp cải thiện và làm chậm tiến triển bệnh. Trong số đó, dưỡng chất sinh học Peptan hiện được xem là bước tiến mới của ngành sinh học phân tử thế giới trong cải thiện bệnh thoái hóa khớp. Nhiều nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh, bằng cách hấp thu qua đường uống, hơn 90% thành phần của Peptan được hấp thu sau 12 giờ, nhanh chóng có mặt trong mô liên kết tại sụn và xương dưới sụn để phục hồi các hư tổn.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, Peptan giúp tăng 3,2 lần lượng collagen tuýp II (chất căn bản của sụn khớp) và 3,6 lần lượng Aggrecan (thành phần tham gia cấu tạo sụn khớp và dịch khớp) chỉ sau 8 ngày sử dụng. Đồng thời, Peptan còn bảo vệ và phục hồi xương dưới sụn đáng kể bằng cách kích thích các tế bào tạo xương (tạo cốt bào) cạnh tranh với các tế bào tiêu xương (hủy cốt bào), làm tăng mật độ xương một cách hiệu quả. Từ đó, Peptan phục hồi, bảo tồn tối đa chức năng của khớp, cải thiện từ gốc nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức khớp.
L.A.T
Một trong số những nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp ở phụ nữ là chứng béo phì. Một nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng phụ nữ trên tuổi 40 bị thừa cân, béo phì có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường. Vì sao lại như vậy? Bạn nên tìm hiểu thêm trong bài viết: Phụ nữ béo phì có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Giảm đau cổ nhờ bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm này
- 4 nguyên nhân gây viêm khớp gối không nên phớt lờ
- Những cách chữa đau khớp chân đã được khoa học kiểm chứng
- Cách cải thiện bệnh gai cột sống thắt lưng
- Giải pháp mới cải thiện thoái hóa khớp
- Đau mỏi vai gáy cổ là biểu hiện của những bệnh gì?
- Xương khớp thoái hóa nặng do cải thiện không triệt để
- Triệu chứng nhận biết bệnh gai cột sống cổ, lưng ở các giai đoạn
- Cách cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống (cột sống) cổ
- Bệnh gì cần thận trọng khi giảm đau xương khớp?
- Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, tập thể dục?
- Ăn gì để xương chắc khỏe?