7 cách phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả
Ghi nhận từ các phòng khám Cơ – xương – khớp tại một số bệnh viện ở TPHCM cho thấy: tỷ lệ người mắc bệnh thoái hóa khớp ngày càng tăng và chủ yếu là giới văn phòng và người thường xuyên hoạt động thể lực quá mức. Tuy nhiên, với tiến bộ khoa học hiện đại, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa thoái hóa khớp, làm chậm và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý xương khớp và gia tăng độ bền của khớp.
Chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn ngay từ trẻ để có tuổi già khỏe mạnh
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có khoảng 27 triệu người Mỹ đang mắc bệnh thoái hóa khớp và riêng tại Việt Nam, trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp có hơn 30% bị thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp (còn gọi là viêm xương khớp do thoái hóa) là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiểu chất lượng dịch khớp. Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định. Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn; đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng, tấy.
Nhiều người vẫn xem thoái hóa khớp là căn bệnh của tuổi già, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy những người dưới 40 tuổi cũng bị thoái hóa khớp. Và với tiến bộ khoa học hiện đại, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa thoái hóa khớp, làm chậm và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý xương khớp. Dưới đây là những biện pháp được các chuyên gia khuyến khích:
Bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp và xương dưới sụn
Tình trạng mất cân bằng giữa sản sinh và hủy hoại tế bào sụn và xương dưới sụn diễn ra ngay từ sau tuổi trưởng thành, tăng nặng theo thời gian. Tuy nhiên, quá trình này diễn biến âm thầm, hầu như không có dấu hiệu nhận biết khiến việc phát hiện bệnh gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, đau nhức xương khớp do thoái hóa dễ bị nhầm lẫn với đau nhức do sinh hoạt, người bệnh thường bỏ qua hoặc tự cải thiện không đúng cách làm lu mờ triệu chứng bệnh, khi phát hiện thì sụn và xương dưới sụn đã tổn thương nặng khiến khả năng hồi phục thấp, thậm chí tàn phế vĩnh viễn.
Gần đây, Y học đã có nhiều bước tiến giúp con người sớm phát hiện, chủ động phòng, cài thiện bệnh xương khớp và chống thoái hóa khớp tận gốc. Sau dưỡng chất Collagen type 2 không biến tính giúp phục hồi và tái tạo sụn khớp hiệu quả, tiếp tục kế thừa thành tựu ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra giải pháp tối ưu là tinh chất PEPTAN được chứng minh khả năng tác động kép vào sụn và xương dưới sụn nhằm chăm sóc khớp toàn diện.
PEPTAN là loại peptit đặc biệt, cung cấp nhiều acid amin quý với độ tinh chiết và tỉ lệ tối ưu bằng công nghệ độc quyền của Mỹ. Chỉ 12 giờ sau khi uống, 90% thành phần được hấp thu, nhanh chóng có mặt trong mô liên kết tại sụn và xương dưới sụn, thực hiện công việc bảo vệ, sửa chữa các hư tổn. Các thành phần dinh dưỡng trong PEPTAN sẽ kích thích sụn khớp sản sinh các chất căn bản là nguồn dinh dưỡng quan trọng để sụn khớp hấp thu và phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, PEPTAN còn giúp gia tăng mật độ khoáng chất của xương, tăng sức bền cho phần xương dưới sụn qua đó góp phần phòng ngừa thoái hóa khớp và bệnh loãng xương.
Duy trì cân nặng hợp lý
Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống thoái hóa khớp với thành phần chính là PEPTAN, chúng ta nên duy trì trọng lượng cơ thể nằm ở mức ổn định. Vì khi bị thừa cân, béo phì các khớp sẽ phải gánh chịu một tải trọng lớn, đặc biệt tại vùng lưng, khớp háng, gối và bàn chân.
Dinh dưỡng khoa học
Sức khỏe xương khớp một phần cũng chịu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Những thức ăn gây hại cho cơ thể đồng thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến xương khớp. Do đó, cần hạn chế những thức ăn nhanh, nhiều chất bảo quản, dầu mỡ, đạm động vật, thay vào đó cần tăng cường hoa quả, rau xanh trong khẩu phần ăn, uống sữa mỗi ngày, ăn nhiều đạm thực vật, cá giàu omega-3…
Siêng năng vận động
Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp máu huyết lưu thông, đây chính là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp. Đồng thời thể dục, thể thao sẽ giúp cho cơ bắp phát triển khỏe mạnh, làm giảm áp lực đè lên khớp trong quá trình vận động. Tuy nhiên, mọi thứ cần phải được giữ ở mức chừng mực, việc luyện tập quá sức chịu đựng của cơ thể sẽ gây tác dụng ngược khiến cho sụn khớp nhanh chóng bị tổn thương và quá trình thoái hóa khớp sẽ đến sớm hơn.
Thể dục, thể thao vừa sức là cách đơn giản để bảo vệ sức khỏe xương khớp
Thường xuyên thay đổi tư thế
Không nên giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, tránh ngồi lâu, nằm lâu hay đứng lâu một chỗ vì nó sẽ làm ứ động hệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Đây cũng chính là yếu tố gây thoái hóa khớp do đặc thù nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc. Đồng thời các chuyên gia cũng khuyến khích chúng ta hãy giữ cho cơ thể thẳng đứng điều này sẽ giúp bảo vệ khớp tránh sự đè ép mất cân đối lên hai mặt của sụn khớp.
Hạn chế mang vác đồ nặng
Thường xuyên cầm nắm, khuân vác những đồ nặng trong một thời gian dài sẽ làm gia tăng sức ép lên khớp khiến cho sụn khớp nhanh chóng bị bào mòn. Tuy nhiên, nếu phải nâng hay xách đồ nặng, chúng ta nên sử dụng các khớp lớn như khớp vai, khớp khủy tay để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như khớp cổ tay, bàn tay.
Giữ cho cơ thể thoải mái
Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Việc lặp đi lặp lại một hành động, công việc hay tư thế nào đó vượt quá sức của cơ thể nếu diễn ra thường xuyên và trong một thời gian dài sẽ gây tổn thương cho khớp. Chúng ta cần có một thời khóa biểu lao động và nghỉ ngơi một cách hợp lý để làm dịu cơ thể và khôi phục năng lượng cho bản thân. Đây cũng chính là cách giúp phòng ngừa thoái hóa khớp.
Hãy lắng nghe cơ thể
Cơ thể chúng ta có chức năng báo động rất tuyệt vời. Khi có bất kỳ những tổn thương nào đó nó sẽ lên tiếng cảnh báo, trong đó đau là dấu hiệu báo động đầu tiên. Lúc này, cần phải ngay lập tức dừng các vận động nếu chúng gây đau, nếu cảm giác ấy vẫn tiếp tục tiếp diễn và kéo dài sang những ngày khác, bạn hãy đi khám rất có thể đây là giai đoạn sớm của bệnh thoái hóa khớp và cần được cải thiện ngay từ sớm để tránh bệnh phát triển qua giai đoạn nặng hơn.
Như Quỳnh
Ngoài ra, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về bệnh thoái hóa khớp để có thể nhận ra căn bệnh này từ sớm. Nhận biết bệnh giai đoạn sớm có thể giúp bạn cải thiện và đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả. Bạn nên tìm hiểu thêm trong bài viết: Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Bệnh thoái hóa khớp: Kiêng ăn gì để hạn chế cơn đau?
- Nên kiêng ăn gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?
- Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
- Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
- Giảm đau cổ nhờ bài tập hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm này
- Các triệu chứng viêm khớp háng điển hình theo 3 giai đoạn bệnh
- Bệnh thoái hóa khớp ở dân văn phòng
- Chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y: Cẩn thận “hàng dỏm”
- Giúp xương chắc khỏe
- Mối liên hệ giữa đau lưng và thoát vị đĩa đệm
- Loại bỏ đau nhức xương khớp không lo ảnh hưởng dạ dày
- Vì sao bệnh viêm khớp chân gây đau nhức kéo dài dai dẳng?