Viêm khớp nên ăn gì và kiêng gì? 11 thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp

Viêm khớp nên ăn gì và không nên ăn gì là điều cần nghiêm túc xem xét bởi dinh dưỡng đóng vai trò quan trong việc duy trì sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh xương khớp.

Danh sách thực phẩm dưới đây đã được chọn lọc kỹ càng, bạn có thể tham khảo để chuẩn bị những bữa ăn thơm ngon, bổ dưỡng và đặc biệt tốt cho quá trình điều trị bệnh viêm khớp.

Viêm khớp nên ăn gì kiêng gì

Cân nhắc lựa chọn thực phẩm giảm viêm khớp để chuẩn bị bữa ăn mỗi ngày

Mặc dù không có chế độ ăn uống nào có thể phòng ngừa hoàn toàn và chữa dứt điểm bệnh viêm khớp, nhưng một số thực phẩm đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh là mang lại tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch và bảo vệ sụn khớp. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng từ những thực phẩm này sẽ hỗ trợ kiểm soát tiến triển viêm, giảm nhẹ các triệu chứng của căn bệnh viêm khớp mạn tính.

Hơn nữa, chọn lọc được những dưỡng chất lành mạnh và thiết yếu sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tái tạo sụn và xương dưới sụn, duy trì cấu trúc khớp xương chắc khỏe. Khi xương khớp chắc chắn và dẻo dai từ bên trong sẽ là nâng cao khả năng tự phục hồi những tổn thương do quá trình viêm gây ra.

Và thêm một lý do quan trọng nữa mà bạn nên cân nhắc viêm khớp nên ăn gì đó là: Chế độ dinh dưỡng phù hợp, kích thích trao đổi chất giúp cơ thể đáp ứng tốt hơn với phác đồ chữa trị viêm khớp bác sĩ đưa ra. Từ đó nâng cao hiệu quả điều trị căn bệnh xương khớp mạn tính này.

Vậy đâu là thực phẩm tốt cho bệnh viêm khớp mà bạn đang tìm kiếm? Tất cả sẽ được liệt kê chi tiết ở danh sách dưới đây.

Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động chọn lọc những thực phẩm giúp giảm bệnh viêm khớp để đưa vào cơ thể mỗi ngày. Ngoài nguồn cung cấp dinh dưỡng chính là chế độ ăn uống thường nhật, thì người bị viêm khớp nên bổ sung dưỡng chất thiết yếu từ sản phẩm chăm sóc xương khớp chuyên biệt.

Dinh dưỡng cho khớp từ sản phẩm chuyên biệt

Sản phẩm chuyên biệt là một phần không thể thiếu trong kế hoạch chữa trị, ngăn chặn biến chứng viêm khớp. Trong đó, chuyên gia nhấn mạnh, người bệnh nên dùng sản phẩm có thành phần thiên nhiên và có khả năng tác động trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh.

Công thức mới đột phá từ Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide đặc trị, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate tạo ra cơ chế tác động kép trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh – ức chế quá trình viêm; đồng thời kích thích sản sinh chất căn bản cho sụn khớp. Với cơ chế tác động như vậy đã tạo nên bộ 3 hiệu quả toàn diện là giảm đau, bảo vệ và tái tạo sụn khớp.

Bạn có thể sử dụng sản phẩm song song với phương pháp chữa trị viêm khớp chuyên sâu của bác sĩ để kiểm soát quá trình viêm, thúc đẩy phục hồi tổn thương khớp giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

Dinh dưỡng cho khớp từ thực phẩm hằng ngày

Thức ăn chúng ta tiêu thụ hàng ngày là nguồn cung cấp dưỡng chất chính giúp cơ thể duy trì sự sống của mọi cơ quan, bao gồm hệ xương khớp. Đối với sức khỏe của các khớp xương, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối vẫn luôn được bác sĩ khuyến khích, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn tìm được những thực phẩm chữa viêm khớp để chế biến món ăn. Theo dõi tiếp nhé!

Thực phẩm cho người viêm khớp không giới hạn ở một chủng loại bất kì mà có thể là các loại cá, thịt hoặc rau củ, hoa quả… Trong đó, bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm dưới đây:

Cá béo

Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá … chứa nhiều axit béo omega-3 được chứng minh là có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, từ đó góp phần giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức và căng cứng khớp. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên có ít nhất hai phần (mỗi phần ít nhất từ 85g đến 115g) cá béo trong chế độ ăn uống mỗi tuần để tận dụng tối đa các đặc tính chống viêm của loại thực phẩm này.

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Ăn cá béo làm giảm các lipid liên quan đến chứng viêm và truyền tín hiệu insulin.

  • Nội dung: 33 người tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm. Nhóm ăn cá béo, nhóm ăn cá nạc (cá ngừ và cá nước ngọt) và nhóm ăn thịt nạc. Thực đơn hàng tuần nên có  4 bữa ăn loại thực phẩm này.

  • Kết quả: Sau 8 tuần, nhóm ăn cá béo đã giảm mức độ của các hợp chất liên quan đến viêm.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19390588/

Cá béo tốt cho người bị viêm khớp

Cá béo chứa omega-3 góp phần giảm nhẹ cơn đau viêm khớp

Tỏi

Những người thường xuyên ăn các loại thực phẩm thuộc họ hành (tên khoa học là Allium) chẳng hạn như tỏi sẽ giảm nhẹ được các triệu chứng viêm xương khớp. Hợp chất Diallyl Disulphide được tìm thấy trong tỏi có thể hạn chế các enzym gây hại cho các mô sụn trong cơ thể.

Bên cạnh khả năng chống viêm, tỏi còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch góp phần bảo vệ khớp toàn diện. Vậy nên, tỏi cũng là một phần tạo nên đáp án hoàn chỉnh cho câu hỏi viêm khớp nên ăn gì?

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Tỏi và viêm khớp háng: Bằng chứng về tác dụng bảo vệ và cơ chế hoạt động.

  • Nội dung: Theo dõi chế độ ăn ngẫu nhiên hàng ngày của 1.082 cặp song sinh.

  • Kết quả: Những người ăn nhiều tỏi hơn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp háng nhờ đặc tính chống viêm mạnh mẽ của tỏi.

Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3018463/

Gừng

Bên cạnh việc tăng thêm hương vị nhiều loại đồ ăn thức uống, gừng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm khớp nhờ ngăn chặn sản xuất các chất thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể. Gừng ở dạng tươi hay khô (bột mịn) đều có khả năng hỗ trợ kiểm soát phản ứng viêm.

**Đánh giá khoa học 

  • Đề tài: Tác dụng của chiết xuất gừng đối với chứng đau đầu gối ở bệnh nhân viêm khớp gối.

  • Nội dung: 261 bệnh nhân viêm khớp gối tham gia nghiên cứu sẽ sử dụng chiết xuất cô đặc của gừng.

  • Kết quả: Sau 6 tuần, 63% người tham gia đều đánh giá tình trạng đau đầu gối đã được cải thiện.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11710709/

Bông cải xanh

Thực phẩm tốt cho bệnh xương khớp tiếp theo là bông cải xanh. Hợp chất Sulforaphane tìm thấy trong bông cải xanh có thể ức chế sự tăng sinh yếu tố gây viêm như IL-1β (Interleukin 1), từ đó xoa dịu các biểu hiện của viêm khớp. Hợp chất này còn được chỉ ra là có thể ngăn chặn hình thành của một loại tế bào liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp.

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Ăn rau họ cải có tương quan nghịch biến với mức độ hoạt động của các yếu tố tiền viêm ở phụ nữ.

  • Nội dung: Xem xét chế độ ăn của 1.005 phụ nữ trung niên và đánh giá tần suất tiêu thụ các loại rau họ nhà cải, gồm bông cải xanh.

  • Kết quả: Mức độ tồn tại của các yếu tố gây viêm gồm TNF-α, interleukin-1β và interleukin-6 ở nhóm phụ nữ ăn nhiều rau họ cải có thấp hơn so với những người phụ nữ ăn ít loại rau này.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24630682/

Quả óc chó

Quả óc chó rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa cũng như giảm viêm, trong đó phải kể đến hàm lượng axit béo omega-3 vượt trội hơn hẳn các loại hạt khác. Omega-3 có trong quả óc chó được chứng minh là hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Hiệu quả lâu dài của việc bổ sung axit béo omega-3 đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một nghiên cứu đối chứng, mù đôi kéo dài 12 tháng.

  • Nội dung: 90 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tham gia nghiên cứu được phân thành 2 nhóm: Nhóm được bổ sung axit béo omega-3 và nhóm được bổ sung dầu ô liu.

  • Kết quả: Sau 12 tháng, so với nhóm dùng dầu ô liu, những người được bổ sung axit béo omega-3 có mức độ đau khớp thấp hơn và có thể giảm sử dụng thuốc điều trị viêm khớp.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8003055/

Óc chó tốt cho người viêm khớp

Quả óc chó vừa chứa omega-3 vừa chứa chất chống oxy hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp

Quả mọng

Những loại quả mọng như dâu tây, nho, việt quất, mâm xôi… cung cấp một lượng lớn các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất làm tăng khả năng giảm viêm và loại bỏ độc tố cho cơ thể. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có tên Quercetin trong quả mọng có tác dụng ức chế quá trình viêm tại khớp và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta.

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Ăn dâu tây, lipid, protein phản ứng C và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ.

  • Nội dung: 38.176 phụ nữ tham gia nghiên cứu với khẩu phần dâu tây mỗi tuần khác nhau.

  • Kết quả: Những người ăn ít nhất 2 phần dâu tây mỗi tuần có chỉ số CRP (protein phản ứng C) thấp hơn 14% so với người hoàn toàn không ăn dâu tây.

*Nồng độ CRP phản ánh tình trạng viêm bên trong cơ thể. Chỉ số CRP tăng lên khi các yếu tố gây viêm sản xuất quá mức.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17906180/

Rau bina

Trong rau bina có nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất có thể làm giảm viêm. Đặc biệt, chất chống oxy hóa Kaempferol trong rau bina đã được chứng minh là làm giảm tác động của các yếu tố gây viêm liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp.

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Kaempferol ức chế sự tăng sinh do IL-1β của nguyên bào sợi hoạt dịch viêm khớp dạng thấp và sản xuất COX-2, PGE2 và MMPs.

  • Nội dung: Xác định ảnh hưởng của chất chống oxy hóa Kaempferol đối với sự tăng sinh của interleukin-1β (IL-1β) và việc sản xuất MMPs, COX và PGE2.

  • Kết quả: Kaempferol ức chế tăng sinh IL-1β của tế bào hoạt dịch giống nguyên bào sợi và giảm sản xuất các yếu tố liên quan đến quá trình viêm là MMPs, COX ‑ 2 và PGE2.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23934131/

Nước ép anh đào không đường

Loại nước ép này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe. Một phần nước ép anh đào không đường mỗi ngày kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và các loại thực phẩm chữa viêm khớp khác sẽ giúp giảm nhẹ một số biểu hiện của bệnh viêm khớp.

**Đánh giá khoa học 

  • Đề tài: Nghiên cứu chéo mù đôi ngẫu nhiên về hiệu quả của hỗn hợp nước ép anh đào chua trong điều trị viêm xương khớp (OA) đầu gối

  • Nội dung: 58 người tham gia được chia thành 2 nhóm: Nhóm uống 2 chai nước ép anh đào không đường (khoảng 237ml/1 chai) và nhóm dùng giả dược mỗi ngày.

  • Kết quả: Sau 6 tuần, các triệu chứng viêm ở nhóm uống nước ép anh đào giảm đáng kể so với nhóm dùng giả dược.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23727631/

Quả bơ

Viêm khớp ăn gì đi nữa cũng không nên  bỏ qua bơ bởi vì loại trái cây này chứa nhiều kali, magiê, chất xơ và chất béo không bão hòa rất tốt cho tim mạch. Quan trong hơn, một hợp chất trong quả bơ có thể xoa dịu đi tình trạng viêm ở các tế bào.

**Đánh giá khoa học 

  • Đề tài: Bơ điều chỉnh phản ứng mạch máu và phản ứng viêm như thế nào sau khi ăn kèm với hamburger ở những tình nguyện khỏe mạnh.

  • Nội dung: Nghiên cứu thực hiện để kiểm tra tác động của việc thêm 68g bơ vào bánh hamburger đối với chứng giãn mạch và viêm đối với 10 tình nguyện viên khỏe mạnh, chia thành 2 nhóm khác nhau. Nhóm 1: Tình nguyện viên chỉ tiêu thụ 250g bánh hamburger. Nhóm 2: Tình nguyện viên cũng tiêu thụ 250g bánh hamburger nhưng ăn kèm 68g quả bơ.

  • Kết quả: Sau một thời gian theo dõi, nhóm tiêu thụ bánh hamburger kèm bơ có các yếu tố viêm (NF-kB và IL-6) thấp hơn so với những người tham gia chỉ ăn bánh hamburger.

*NF-kB là phức hợp protein có vai trò kiểm soát sự phiên mã của DNA, sản xuất cytokine (yếu tố viêm).

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23196671/

Nấm rơm

Nấm rơm rất ít calo và giàu selen, đồng và nhóm vitamin B. Chúng cũng chứa phenol và các chất chống oxy hóa khác giúp gia tăng khả năng chống viêm cho các tế bào.

**Đánh giá khoa học 

  • Đề tài: Nấm rơm – một nguồn hợp chất chống viêm tự nhiên tiềm năng cho các ứng dụng y tế.

  • Nội dung: Báo cáo tổng quan về tác dụng chống viêm của nấm thông qua thực tế sử dụng nấm trong ngành y tế của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, tiêu biểu là Châu Phi, Trung Đông, Trung Quốc và Nhật Bản.

  • Kết quả: Nấm chứa một nhóm các hợp chất chống viêm bao gồm polysaccharide, terpenoid, hợp chất phenol và nhiều phân tử trọng lượng thấp khác nên có công dụng chống viêm.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25505823/

Nấm tốt cho người viêm khớp

Nấm là thực phẩm tốt cho viêm khớp vì cung cấp nhiều hợp chất chống viêm

Cà chua

Cà chua là “kho chứa” đa dạng các loại dinh dưỡng như vitamin C, kali và lycopene – một chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm. Một nghiên cứu đã xác định rằng, uống nước ép cà chua làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm ở những phụ nữ có cân nặng vượt chuẩn.

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Lycopene trong cà chua và quá trình viêm: Tương tác cơ bản và ý nghĩa lâm sàng.

  • Nội dung: Đánh giá khoa học dựa trên các dữ liệu gần đây về việc kiểm soát tín hiệu viêm của lycopene trong cà chua trên động vật và cả thử nghiệm lâm sàng.

  • Kết quả: Lycopene trong cà chua ức chế tổng hợp cũng như giải phóng các cytokine (chất gây viêm) và các chất trung gian gây viêm khác.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20491642/

 

Trên đây là những gợi ý lý tưởng cho những ai đang tìm hiểu viêm khớp nên ăn gì? Nhưng bạn cần lưu ý: Khi bị viêm khớp, việc duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp phác đồ điều trị chuyên sâu và sản phẩm chăm sóc xương khớp chuyên biệt mới là điều quan trọng nhất. Do vậy, đối với những thực phẩm tốt cho khớp, bạn có thể tăng cường nhưng không nên lạm dụng một cách quá mức gây mất cân bằng những nguồn dinh dưỡng khác.

Bên cạnh những thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe xương khớp thì cũng có những đồ ăn thức uống cần hạn chế hoặc không nên sử dụng khi khớp có biểu hiện viêm, bao gồm:

Đường và đồ ăn ngọt

Bạn nên hạn chế lượng đường đưa vào cơ thể hàng ngày bởi chúng làm tăng nặng các triệu chứng viêm khớp. Không chỉ là đường, tất cả đồ ngọt như bánh kẹo, nước giải khát, trà sữa, kem… đều gây bất lợi cho khớp đang bị viêm.

**Đánh giá khoa học 

  • Đề tài: Chế độ ăn uống và các triệu chứng viêm khớp dạng thấp

  • Nội dung: Làm khảo sát về chế độ ăn uống của 300 người bệnh viêm khớp dạng thấp để đánh giá thực phẩm chứa đường có làm cho các triệu chứng của bệnh thay đổi gì không?

  • Kết quả: 217 người bệnh gửi phản hồi lại rằng, việc thường xuyên dùng soda có đường và các món tráng miệng làm trầm trọng thêm triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.

Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5563270/

Các loại thịt đỏ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ ăn nhiều thịt đỏ sẽ tăng nặng các triệu chứng viêm khớp bởi loại thực phẩm này kích thích sản xuất các yếu tố viêm như interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine nhiều hơn. Bên cạnh đó, thịt đỏ nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm khớp.

**Đánh giá khoa học 

  • Đề tài: Các yếu tố nguy cơ trong chế độ ăn uống đối với sự phát triển của bệnh viêm đa khớp: Bằng chứng về tác động của việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ.

  • Nội dung: Sử dụng nhật ký thực phẩm cho 25.630 người tham gia nghiên cứu từ 45-75 tuổi. Thời gian theo dõi bắt đầu từ năm 1993 đến năm 1997 và dữ liệu được phân tích bằng phần mềm phân tích chế độ ăn uống.

  • Kết quả: Chế độ ăn nhiều thịt đỏ có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm khớp.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15593211/

Thịt đỏ không tốt cho người viêm khớp

Thịt đỏ là thực phẩm nên hạn chế đưa vào thực đơn của người bệnh viêm khớp vì có thể kích hoạt gây viêm

Thực phẩm chứa gluten

Gluten – một protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch… nằm trong nhóm yếu tố kích thích tăng cao chứng viêm. Nếu ăn chế độ ăn không chứa gluten sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng viêm khớp đáng kể.

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Chế độ ăn không chứa gluten giúp cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

  • Nội dung: 66 bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp được chọn ngẫu nhiên. Trong Trong đó, 38 bệnh nhân áp dụng chế độ ăn không chứa gluten và 28 bệnh nhân áp dụng chế độ ăn bình thường. Tất cả các bệnh nhân đều được hướng dẫn và theo dõi cùng một cách thức.

  • Kết quả: Sau 1 năm, tình trạng viêm ở những bệnh nhân ăn chế độ không chứa gluten được cải thiện rõ nét.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11600749/

Đồ uống có cồn

Các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp, thậm chí khiến các cơn gout xuất hiện nhiều hơn.  Do đó, khi phải cân nhắc viêm khớp nên kiêng gì thì tất nhiên bạn nhớ phải hạn chế rượu bia đấy nhé!

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Rượu là yếu tố dự báo sự tiến triển của tổn thương cấu trúc cột sống trong bệnh viêm cột sống dính khớp.

  • Nội dung: Phân 278 bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp thành 2 nhóm: Nhóm uống rượu và nhóm không uống rượu. Dựa vào dữ liệu hình ảnh X – quang để theo dõi sự tiến triển của tổn thương cấu trúc cột sống, từ đó cảnh báo về các yếu tố có thể tác động tiêu cực đến cấu trúc cột sống.

  • Kết quả: Sau 2 năm theo dõi, mức độ tổn thương cột sống ở nhóm bệnh nhân uống rượu cao hơn nhóm không uống.

Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6692958/

Thực phẩm chế biến sẵn

Các mặt hàng chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và bánh nướng thường chứa ngũ cốc tinh chế, đường, chất bảo quản và các thành phần khác. Tất cả các nguyên liệu trong đồ chế biến sẵn đều là những tác nhân gây bùng phát các triệu chứng viêm khớp và có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người viêm khớp tăng cao.

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến nguy cơ tim mạch cao ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

  • Nội dung: 56 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sẽ được phân tầng mức độ tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chưa chế biến sẵn.

  • Kết quả: Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch ở những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn tăng lên.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31902026/

Thực phẩm chứa nhiều muối

Thực phẩm chứa nhiều muối như súp đóng hộp, bánh pizza, một số loại pho mát, thịt chế biến sẵn và nhiều món chế biến khác… không tốt cho người bệnh viêm khớp. Một chế độ ăn nhiều muối cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến các loại viêm khớp do bệnh tự miễn.

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Lượng natri cao có liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp.

  • Nội dung: Nghiên cứu tiến hành trên 18.555 người bằng cách điều chỉnh lượng natri trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

  • Kết quả: Chế độ ăn có lượng natri cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4635786/

Viêm khớp nên hạn chế ăn quá mặn

Chế biến món ăn quá mặn khiến bạn dễ bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn

Thực phẩm chứa nhiều AGEs

AGEs (Advanced Glycation End products) là sản phẩm đường hóa được tạo ra thông qua phản ứng giữa đường và protein hoặc chất béo. Thực phẩm chứa nhiều AGEs có thể kể đến là thịt xông khói, bít tết áp chảo hoặc nướng, gà quay hoặc chiên, khoai tây chiên, sốt mayonnaise, pho mát Mỹ và xúc xích nướng….

Khi AGEs tích tụ quá mức trong cơ thể khiến quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ hơn. Điều này khiến cho tình trạng bệnh viêm khớp ngày một thêm nặng.

**Đánh giá khoa học

  • Đề tài: Vai trò của sản phẩm đường hóa trong chế độ ăn uống đối với sức khỏe và bệnh tật.

  • Nội dung: Hội nghị chuyên đề về AGEs diễn ra ở Guanajuato, Mexico vào ngày 1-3 tháng 10 năm 2014 với sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ một số quốc gia nhằm thảo luận và đi đến đánh giá tác động của AGEs đối với sức khỏe.

  • Kết quả: Nhiều bằng chứng khoa học đưa ra trong hội nghị đã chỉ ra các sản phẩm đường hóa  làm tăng phản ứng oxy hóa và viêm trong cơ thể, dẫn đến nhiều bệnh lý mạn tính.

Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4496742/

 

**Toàn bộ đánh giá khoa học trong bài viết đều được công bố trên trang NCBI – Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

Cùng với việc tăng cường hoặc hạn chế một số thực phẩm từ gợi ý viêm khớp nên ăn gì và viêm khớp kiêng ăn gì, người bệnh cần chú ý thực hiện lối sống lành mạnh:

  • Không vận động quá sức.

  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

  • Duy trì cân nặng hợp lý.

  • Không hút thuốc lá.

  • Tuân thủ phác đồ điều trị chuyên sâu của bác sĩ.

  • Không tự ý dùng hoặc tăng liều lượng các loại thuốc giảm đau, chống viêm.

Hiện nay, bổ sung sản phẩm chăm sóc khớp chuyên biệt chứa các tinh chất có khả năng ức chế yếu tố gây viêm, ngăn không cho quá trình viêm tiến triển như JEX thế hệ mới được các chuyên gia khuyến nghị. Giải pháp này hỗ trợ bảo vệ màng hoạt dịch, sụn và xương dưới sụn hiệu quả hỗ trợ giảm đau, cải thiện triệu chứng và phòng tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp.

Viêm khớp là bệnh lý mạn tính, có thể làm suy giảm chức năng vận động khiến bạn không tự chủ được cuộc sống của bản thân và trở thành “gánh nặng” đối với gia đình, xã hội. Vì thế, mỗi người đều cần chủ động giảm chăm sóc khớp, giảm nhẹ tình trạng bệnh từ những điều cơ bản nhất đó là tìm hiểu xem viêm khớp nên ăn gì hay viêm khớp nên bổ sung dưỡng chất chuyên biệt nào…

12:07 08/01/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ