Chào chuyên gia, tôi năm nay 35 tuổi, thời gian gần đây tôi hay bị đau nhức quai hàm mỗi khi nhai. Nhưng răng tôi rất tốt, không bị sâu chỉ có điều là răng mọc không đều, chen chúc nhau. Tôi rất lo mình sẽ bị viêm khớp xương hàm, vì thế mong chuyên gia tư vấn giúp cách phòng và cải thiện bệnh hiệu quả. Tôi chân thành cảm ơn. (hahuytruong@...)
Chào chuyên gia, tôi năm nay 35 tuổi, thời gian gần đây tôi hay bị đau nhức quai hàm mỗi khi nhai. Nhưng răng tôi rất tốt, không bị sâu chỉ có điều là răng mọc không đều, chen chúc nhau. Tôi rất lo mình sẽ bị viêm khớp xương hàm, vì thế mong chuyên gia tư vấn giúp cách phòng và cải thiện bệnh hiệu quả. Tôi chân thành cảm ơn. (hahuytruong@...)
Chào bạn,
Đau nhức quai hàm có thể là do bạn ăn những thực phẩm quá cứng hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm, tuy nhiên cũng không thể loại trừ nguy cơ bị viêm khớp thái dương hàm.
Viêm khớp thái dương hàm có thể gây đau ở một hoặc cả hai hàm. Phần lớn người bệnh chỉ đau nhẹ, tự nhiên khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần, nhưng đôi khi cơn đau diễn ra liên tục, đặc biệt là lúc nhai và há miệng rất khó khăn. Đặc biệt, khi bạn nhai phát ra tiếng kêu lục khục thì bệnh đã ảnh hưởng đến khớp.
Khi khớp thái dương hàm bị viêm có thể gây biến chứng giãn khớp, từ đó dễ bị trật khớp, dính khớp. Lúc này, các đầu khớp bắt đầu thoái hóa có hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Khi thủng đĩa khớp nếu không cải thiện kịp thời có thể phá hủy đầu xương, làm xơ cứng khớp, khiến bệnh nhân không thể há miệng.
Viêm khớp thái dương hàm do rất nhiều nguyên nhân như: nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, sau chấn thương (bị đánh, té ngã, tai nạn xe) hoặc do răng mọc lệch, chen chúc hoặc thưa làm sai khớp cắn, là nguy cơ dẫn đến những rối loạn ở khớp thái dương hàm.
Về cải thiện cần phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Việc đầu tiên là giảm đau khớp bằng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm. Người bệnh có thể kết hợp với vật lý trị liệu như chiếu tia hồng ngoại, xoa bóp, chườm nóng và cần được ăn những thực phẩm mềm, nhuyễn. Nếu cải thiện thích hợp và người bệnh đáp ứng tốt thì sau 3-5 ngày bệnh sẽ khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu bệnh không được chữa sớm và nguyên nhân phức tạp thì thời gian cải thiện sẽ kéo dài từ vài năm đến suốt đời. Do đó, bạn nên chủ động đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán chính xác bệnh từ đó có phương pháp cải thiện hiệu quả.
Trong trường hợp may mắn bạn không mắc bệnh, để phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm, trước tiên bạn cần chỉnh hình răng giúp tái tạo khớp để việc ăn uống dễ dàng hơn, trong trường hợp nếu bị mất răng thì cần phải phục hình răng để giữ cho khớp cắn cố định. Bạn cũng cần hạn chế thói quen cắn môi, cắn bút, nhai kẹo cao su (chewinggum) vì những hoạt động này làm siết chặt hàm, tạo một lực tác động lớn lên khớp thái dương hàm, làm trật khớp cắn. Đồng thời, chăm sóc sức khỏe xương khớp, đặc biệt là sụn và xương dưới sụn để ngăn ngừa thoái hóa khớp.
Chúc bạn vui, khỏe.
Trân trọng!
Trung tâm Tư vấn Y khoa - Công ty CPDP ECO
Câu hỏi khác
- Bệnh lệch đĩa đệm có chữa dứt điểm được không?
- Phòng khám, bệnh viện chữa xương khớp tốt ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội
- Thoát vị đĩa đệm, gai xương ở lưng uống JEX MAX được không?
- JEX MAX có chữa được bệnh mỏi lưng không?
- Sử dụng JEX MAX lâu dài có an toàn không?
- Đầu gối thường bị đau, sưng có uống JEX MAX được không?
- Uống JEX MAX có ảnh hưởng đến dạ dày không?
- Đau khớp bàn tay trái là triệu chứng bệnh gì?
- Phương pháp cải thiện thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm
- Uống thuốc gì bổ sung chất nhờn cho khớp?
- Uống Jex Max vào lúc nào là tốt và hiệu quả?
- Dùng JEX MAX bao lâu sẽ có tác dụng ?
Gửi câu hỏi
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG VỀ HIỆU QUẢ
CỦA JEX MAX
JEX MAX - GIÚP GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP
TÁI TẠO SỤN KHỚP VÀ XƯƠNG DƯỚI SỤN
Hỏi đáp - Tư vấn
Thông tin hỏi đáp, tư vấn Sức khỏe giúp Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh Thoái hóa khớp, Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp…
Hoạt động Cộng đồng
Bài viết khác
- Những sai lầm thường mắc khi cải thiện đau khớp gối
- Hiểu biết về Viêm đa khớp dạng thấp và cách điều trị bệnh
- Chữa thoái hóa đốt sổng cổ bằng châm cứu, bấm huyệt nên cẩn thận
- Dấu hiệu và cách cải thiện thoái hóa khớp
- Lupus ban đỏ là bệnh gì? Ảnh hưởng của bệnh đến xương khớp
- Tìm hiểu bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Nguyên nhân gây đau nhức khớp cổ tay thường gặp
- Viêm đa khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị - Jex Max
- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể gây tàn phế
- Lợi ich của Yoga đối với bệnh nhân viêm khớp
- Trở trời, làm sao để xương khớp hết đơ cứng, vận động dễ dàng?
- Vì sao đậu bắp, ốc sên không thể chữa khỏi khô khớp ?
Ý kiến bạn đọc