Top 11 cách phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả, chuẩn khoa học

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thoái hóa khớp là bệnh lý viêm khớp khá phổ biến (chiếm 20% dân số thế giới). Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm khớp biến dạng và mất chức năng vận động, khiến cho người bệnh không thể đi lại. Vì vậy, việc phòng ngừa thoái hóa khớp là việc cần làm từ sớm.

Phòng ngừa thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp phổ biến, thường gặp ở khớp gối, khớp háng, xương sống gây ra tình trạng đau nhức, cứng khớp, vận động khó khăn. Thoái hóa khớp có nhiều nguyên nhân như: di truyền, tuổi tác, chấn thương, béo phì, thói quen lười vận động, sinh hoạt và làm việc sai tư thế…

Theo các chuyên gia, thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học, làm mất cân bằng và hủy hoại sụn và xương dưới sụn. Biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là tế bào và chất căn bản thay đổi hình thái, sinh hóa và phân tử cũng như cơ sinh học, dẫn đến nứt loét, nhuyễn hóa, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.

Khi sụn khớp bị tổn thương hoặc mất đi (do bào mòn), không còn khả năng bao bọc các đầu xương, giúp bảo vệ các đầu xương và giảm ma sát, vì vậy, khi di chuyển các xương dưới sụn va vào nhau, tạo nên sự cọ xát và gây đau đớn, sưng viêm và không thể di chuyển một cách bình thường.

Nguyên nhân bị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp phổ biến gây ra tình trạng đau nhức, cứng khớp, vận động khó khăn

Thoái hóa khớp thường không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra các triệu chứng đau nhức, cứng khớp, khó khăn trong việc đi đứng, vận động. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị tích cực, đúng đắn có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Những cơn đau nhức khớp kéo dài khiến người bệnh mất ngủ, lo lắng, có thể dẫn đến cơ thể bị suy nhược.

Nghiêm trọng hơn, thoái hóa khớp khiến các khớp bị biến dạng, lệch khỏi vị trí ban đầu, việc di chuyển của người bệnh trở nên khó khăn. Ngoài ra, khi khớp bị thoái hóa, các vùng xung quanh khớp cũng bị tổn thương do không được vận động trong thời gian dài, nên yếu dần gây teo cơ và thậm chí mất luôn khả năng cử động, vận động như người bình thường. Nguy hiểm hơn, thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh như tủy sống và rễ thần kinh khiến người bệnh mất đi khả năng vận động vĩnh viễn.

Thoái hóa khớp xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có sự tổn hại, hao mòn theo thời gian, vì vậy, không thể ngăn ngừa một cách hoàn toàn nhưng vẫn có thể làm chậm quá trình thoái hóa hóa, giảm đau và  giảm thiểu nguy cơ làm tổn thương khớp khi có phương pháp bảo vệ đúng cách gồm:

1. Duy trì cân nặng hợp lý

Trọng lượng tăng quá mức sẽ gây áp lực cho các khớp trong cơ thể, điều này có thể làm đau hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân của bạn. Vì vậy, nên duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu thừa cân, thì cần điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, và tìm đến  phương pháp hoặc chuyên gia để được tư vấn cách giảm cân an toàn.

Phòng ngừa thoái hóa khớp

Nên duy trì cân nặng hợp lý giúp phòng ngừa tình trạng thoái hóa khớp

2. Kiểm soát lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên. Cần tìm đến các chuyên gia y tế để điều chỉnh, quản lý lượng đường trong máu ở mức an toàn, ổn định.

3. Bổ sung các dưỡng chất giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp, phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả

Để bảo vệ và phòng ngừa thoái hóa khớp, bảo vệ các khớp xương chắc khỏe, bên cạnh chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý thì mọi người cần  chủ động bổ sung các dưỡng chất giúp tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. Đây được xem là giải pháp “gốc rễ” tác động trúng đích vào hệ xương khớp được các chuyên gia khuyến nghị.

JEX thế hệ mới chứa các tinh chất quý từ thiên nhiên: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… được sản xuất tinh chiết từ công nghệ hiện đại của Mỹ, tác động vào cơ chế bệnh sinh, hỗ trợ bảo vệ xương khớp toàn diện là sản phẩm đang được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn.

Jex thế hệ mới giảm đau xương khớp

Những tinh chất này chứa hoạt tính sinh học cao, dễ hấp thu vào cơ thể nhằm phát huy tác dụng với sức khỏe xương khớp hỗ trợ ngăn viêm, không làm quá trình viêm tiến triển bằng cách ngăn chặn cơ thể sản sinh các kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp, và làm giảm các yếu tố tiền viêm như: TNFα, IL-1,2,6, interferon gamma… giúp hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Đặc biệt, JEX thế hệ mới còn hỗ trợ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản để tái tạo sụn và xương dưới sụn, tăng cường chất lượng dịch khớp. Nhờ đó, hỗ trợ tăng độ bền và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Cũng theo chuyên gia xương khớp, các phương pháp điều trị bệnh xương khớp trước đây chỉ giải quyết phần ngọn là giảm đau mà không tác động tận gốc là yếu tố viêm, phá hoại sụn khớp và xương dưới sụn. Với công thức mới đột phá có từ thành phần từ thiên nhiên như  Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide đặc trị, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate đã tạo ra cơ chế tác động kép, tức là vừa tác động trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh, hỗ trợ làm ức chế quá trình viêm, đồng thời kích thích tế bào sản xuất các chất căn bản cho sụn khớp.

Nhờ đó, tạo nên bộ ba hiệu quả toàn diện là hỗ trợ giảm đau, bảo vệ và tái tạo sụn khớp. Khi có cơ chế khoa học và tác động toàn diện là hỗ trợ tái tạo đi đôi với bảo vệ, việc chăm sóc sức khỏe sụn khớp sẽ giống như xây lâu đài trên một nền móng vững chắc và có tường thành kiên cố bất khả xâm phạm.

5. Thường xuyên tập thể dục thể thao

Tập thể dục là một cách tốt để ngăn ngừa các vấn đề về khớp. Nó giúp giữ cho các khớp không bị cứng giúp cơ bắp khỏe mạnh, đồng thời giúp xương khớp thêm dẻo dai, chắc khỏe, đẩy lùi tình trạng thoái hóa khớp. Nên duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

6. Phòng ngừa chấn thương

Chấn thương khớp làm tăng nguy cơ bị viêm khớp, vì vậy cần cẩn trọng trong mọi hoạt , động, đặc biệt là trong quá trình tập luyện. Khi tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ, tập từ động tác đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng. Mỗi lần tập, bạn hãy dành 5 đến 10 phút để khởi động bằng các động tác nhẹ nhàng và vươn vai giúp khởi động các khớp trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa chấn thương cho cơ, khớp, dây chằng và gân.

Nên thay đổi về các bài tập và hoạt động mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa áp lực cho một vài khớp xương. Nên mang giày vừa vặn để giảm khả năng  té ngã và giữ ổn định. Lưu ý, khi bị chấn thương khớp nên điều trị y tế kịp thời và thực hiện các bước để tránh tổn thương, như điều chỉnh các chuyển động có tác động mạnh hoặc sử dụng nẹp để ổn định khớp.

7. Tránh mang vác nặng

Để bảo vệ các khớp xương mình không bị thoái hóa sớm thì cần lưu ý trong quá trình sinh hoạt và lao động hàng này không nên mang vác quá nặng sẽ vô tình tạo áp lực cho các khớp xương, gây tổn thương cho hệ xương khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp cho bản thân..

8. Tránh các tư thế không phù hợp

Trong quá trình sinh hoạt, làm việc và vận động nên giữ tư thế đúng, tránh các tư thế đứng, ngồi, nằm sai hay có những động tác quá mạnh hoặc đột ngột, sẽ gây tổn thương cho các khớp. Khi lao động nên mặc đồ bảo hộ để hạn chế nguy cơ chấn thương cho khớp.

9. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Cần xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, cân đối, khoa học với 4 nhóm chất cần thiết cho cơ thể: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường các dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp như thực phẩm giàu canxi, Omega-3, vitamin D… có trong hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa, các loại hạt, trái cây và rau xanh. Nên tránh xa đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn và chất kích thích…

Xem thêm tại bài viết: Thoái hóa khớp nên ăn gì kiêng gì

Dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp

Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường sức khỏe xương khớp

10. Hãy lắng nghe cơ thể

Nếu bị đau khớp kéo dài 1 đến 2 giờ sau khi hoạt động hoặc tập thể dục hoặc vận động quá sức, bạn cần  nghỉ ngơi khớp và có thể sử dụng đá để chườm giúp giảm đau. Cần cân nhắc đến việc đánh giá của bác sĩ vật lý trị liệu để tìm hiểu các bài tập tốt nhất giúp bảo vệ khớp của mình. Nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về việc sử dụng túi đá và thuốc giảm đau trước và sau khi tập luyện.

11. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp tầm soát và phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị sớm nhất là khi bạn bước sang tuổi 40. Khi phát hiện bản thân có triệu chứng bệnh thì nên thăm khám ngay để được tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và có phác đồ điều trị tích cực nhằm điều trị thoái hóa khớp hiệu quả.

12. Nghỉ ngơi, thư giãn các khớp

Nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, giảm bớt những áp lực, căng thẳng quá mức cho hệ xương khớp. Đặc biệt là khi thấy những cơn đau bắt đầu bùng phát cần tránh các cử động mạnh gây ra những cơn đau, và nên nằm nghỉ nhiều hơn trong những lúc này. Trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng nẹp để nâng đỡ khớp bị đau, giữ khớp ở vị trí thích hợp, giảm đau đớn và ngăn ngừa khớp bị biến dạng.

02:57 22/02/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ